Thủ tục ly hôn đơn phương

Chủ đề   RSS   
  • #49258 27/04/2010

    Mr_Linh_0604

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục ly hôn đơn phương

    Kính gửi các anh chị!

    Tôi đang ở một tâm trạng rất không tốt và rất mong các anh chị giúp đỡ.
    Tôi mới lấy vợ được 3 tháng, đó là một cô gái mà tôi không hề yêu thương. Tuy nhiên, chính vì cô ấy quá yêu tôi nên đã làm mọi cách để có tôi. Cô ấy đã cố tình mang thai để ép tôi phải cưới.

    Do cũng rất thương cho cô ấy và vì đứa con, tôi đã quyết định kết hôn cùng cô ấy. Nhưng do cái thai có vấn đề, nên chúng tôi đã phải bỏ đứa bé.
    Vì 2 gia đình đã đi lại, nên chúng tôi vẫn làm đám cưới.

    Ba tháng cưới nhau, tôi sống trong cực hình, bởi càng cố gắng, tôi càng không có chút tình cảm nào với cô ấy. Tính cách, con người cô ấy không hề phù hợp với tôi.
    Chính vì vậy, tôi đã 1 vài lần đề cập đến việc ly hôn. Nhưng mỗi lần như vậy cô ấy phản ứng rất tiêu cực như dí dao vào cổ, hay đập đầu vào tường làm tôi càng hoang mang và mệt mỏi.

    Hiện tại, tôi đang bị stress rất nặng. Vì vậy, tôi mong muốn các anh chị hãy tư vấn giúp tôi về thủ tục ly hôn đơn phương và thời gian hoàn tất nhanh nhất. Bởi tôi không thể chịu đựng với cô ấy thêm một ngày nào nữa.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Mr Linh

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 28/12/2010 08:07:46 AM
     
    12982 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #75562   28/12/2010

    meoconluumanh
    meoconluumanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2010
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 259
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Khoản 1, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy, anh có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.

    Và căn cứ theo Nghị Quyết 02/2000/NQ-HĐTP điều 10 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Hướng dẫn Điều 9LHNGĐ)

    a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

    Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

    b. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

    c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.


    Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn xin ly hôn;

    - Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

    - Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;

    - Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;

    - Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

    - Bản sao giấy khai sinh của các con.

    Có một điều không bao giờ thay đổi. Đó là " mọi thứ luôn thay đổi".

     
    Báo quản trị |  
  • #75610   28/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    meoconluumanh viết:

    Và căn cứ theo Nghị Quyết 02/2000/NQ-HĐTP điều 10 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Hướng dẫn Điều 9LHNGĐ)

    a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

    Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành.



    Chào meoconluumanh!

    Bạn trích dẫn đoạn văn bản trên không còn phù hợp nữa rồi.

    Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP được ban hành để hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2000 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS). Theo Điều 44 PLTTGQCVADS thì Viện kiểm sát và đương sự có quyền phản đối, đương sự có quyền thay đổi sự thỏa thuận trong hạn 15 ngày.

    Nhưng từ khi BLTTDS 2004 ra đời thì PLTTGQCVADS hết hiệu lực. Theo quy định của BLTTDS thì Viện kiểm sát không còn quyền này nữa. Và quyền thay đổi ý kiến của đương sự cũng chỉ còn trong thời hạn 7 ngày thay cho 15 ngày trước đây (khoản 1 Điều 187 BLTTDS, hướng dẫn cụ thể tại mục 7 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP).

    Thân!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 28/12/2010 10:50:38 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |