Thủ tục khởi kiện chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #456337 06/06/2017

    Thủ tục khởi kiện chia thừa kế

    Thưa ls , tôi có trường hợp sau xin ls tư vấn , một nhà có 3 anh em , sau khi cha mất có yêu cầu toà án chia thừa kế và đã có bản án có hiệu lực pháp luật , nhưng cha lại có một người con riêng mà gia đình không biết . Anh ta về cầm theo bản di chúc mà người chết để lại , vậy trường hợp này thì anh ta nộp đơn khởi kiện hay phải yêu cầu tái thẩm vì bản án đã có hiệu lực pháp luật . Cám ơn luật sư
     
    10236 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #458134   20/06/2017

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau:

    Điều 351. Tính chất của tái thẩm

    Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

    Trên cơ sở quy định này, bạn có thể gửi đơn đề nghị xem xét tái thẩm.

     

    Trân trọng!

     

     

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    donhuhung97 (20/02/2018)
  • #467195   09/09/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Xin chào bạn.

    Theo như bạn đã trình bày, thì bản án chia thừa kế của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng sau đó lại xuất hiện một người con riêng của cha bạn mang theo một bản di chúc mà cha bạn để lại. Như vậy, đối với trường hợp của bạn có thể gửi đơn đề nghị xem xét tái thẩm, vì xuất hiện tình tiết mới ( người con riêng của cha về mang theo một bản di chúc của người chết để lại) sau khi bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Cơ sở pháp luật là Điều 351 và Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về tính chất tái thẩm:

    Điều 351. Tính chất của tái thẩm

    Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

    Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

    Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

    2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

    3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

    4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.”

    Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    donhuhung97 (20/02/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com