thủ tục hành chính để sử dụng mạng xã hội để chia sẽ tuyên truyền ghép bộ phận cơ thể người

Chủ đề   RSS   
  • #390109 01/07/2015

    quocbinhnguyen1968

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thủ tục hành chính để sử dụng mạng xã hội để chia sẽ tuyên truyền ghép bộ phận cơ thể người

    Kính chào các Anh chị Luật sư xin tư vấn giúp vấn đề sau:

    Tôi là Bác sĩ thuộc Trung tâm ghép bộ phận cơ thể người (người cho tạng còn sống hoặc đã tử vong). Trung tâm muốn tham gia vào trang mạng xã hội để chia sẽ, tuyên truyền việc hiến tạng để phục vụ cho mục đích nhân đạo, cứu người nhưng tham gia vào mạng xã hội cho vấn đề này như thế nào là hợp pháp, các quy định pháp luật quy định như thế nào trong khi Luật An toàn thông tin chưa được Quốc Hội thông qua.

    Xin chân thành cảm ơn quý Anh chị.

     
    2634 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510266   16/12/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Theo Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định:

    “Điều 4. Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

    1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.

    2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

    3. Không nhằm mục đích thương mại.

    4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

    Như vậy, theo Khoản 4 Điều này việc hiến tặng phải được giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Do vậy, việc hiến tặng là tự nguyện của người được hiến và bản thân họ cũng cần giữ bí mật thông tin, kể cả người được ghép nên việc lan truyền trên mạng xã hội có thể làm lộ bí mật thông tin người hiến, người được ghép là vi phạm nguyên tắc của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Và hiện nay, cũng chưa có quy định nào về thủ tục hành chính để sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền về vấn đề này.

    Theo Khoản 1 Điều 26 Luật an ninh mạng

    “Điều 26. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng

    1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.”

    “Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

    1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

    a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

    b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;

    c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

    2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:

    a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;

    b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

    3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:

    a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

    b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

    4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:

    a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;

    b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.

    5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.”

    Như vậy, việc sử dụng mạng xã hội phải tuân thủ đúng Luật và không vi phạm các hành vi nêu trên.

     
    Báo quản trị |