Theo khoản 6, Điều 4, Thông tư số 33/2012/TT-BLDTBXH về hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 59/2011/ND-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần:
“6. Chế độ đối với lao động dôi dư
Người lao động quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư này thuộc đối tượng của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì giải quyết theo quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP và Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.”
Trong Nghị định 91/2010/ND-CP và Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH không hề quy định về tiêu chuẩn để đưa người lao động vào diện dôi dư. Song theo Điều 7, Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại thì công ty có trách nhiệm lập danh sách lao động không có nhu cầu sử dụng và danh sách số lao động cần sử dụng. Do đó, lao động dôi dư sẽ do công ty quyết định.
Tuy nhiên, không phụ thuộc vào việc người lao động có tự đăng ký hay do công ty sắp xếp, người lao động thuộc diện dôi dư vẫn sẽ được hưởng các quyền và lợi ích của mình quy định tại nghị định 91/2010/ND-CP và Thông tư 38/2010/TT-BLDTBXH.
Trân trọng!
Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài
- Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.
ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.
ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477
Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com
Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com