Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

Chủ đề   RSS   
  • #532424 03/11/2019

    luatsugioi-1102

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2019
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 14 lần


    Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

    Luật sư trú 2006 ghi nhận công dân có quyền tự do cư trú theo quy định. Tuy nhiên để bảo đảm các mục đích và yêu cầu quản lý cũng như nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì khi tiến hành đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương, người dân cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, đặc biệt là việc đăng ký trên địa bàn TP. Hà Nội. Sau đây là một số điểm cần lưu ý.

    1. Điều kiện đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành

    Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô, việc đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành được thực hiện theo quy định pháp luật về cư trú. Theo đó, các trường hợp được đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành Hà Nội bao gồm:
    a. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
    b. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
    • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
    • Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
    • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
    • Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

    b. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    c. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
    (Điều 20, Luật cư trú 2013)
    Ngoài ra, đối với trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện: bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

    2. Điều kiện đăng ký thường trú tại khu vực nội thành

    Căn cứ vào Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô, các trường hợp được đăng ký thường trú ở nội thành gồm:
    "a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
    b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê."
     
    Như vậy, các trường hợp đăng ký thường trú tại nội thành và ngoại thành Hà Nội khá tương đồng trừ trường hợp công dân không thuộc các trường hợp nhập vào sổ hộ khẩu, được điều động đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước và trường hợp trở về sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Theo đó, nếu không thuộc các trường hợp này, công dân phải tạm trú liên tục tại khu vực nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; ....
    3. Thủ tục đăng ký thường trú
    Công dân khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên có thể đến cơ quan Công an huyện, quận để tiến hành đăng ký thường trú tại Hà nội.
    Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
    a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
    b. Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định;
    c. Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú.
    Sổ hộ khẩu sẽ được cấp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp, Cơ quan Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    Việc đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội là quyền của người dân, tuy nhiên để được cấp sổ hộ khẩu, còn cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định cũng như phải phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.
     

     

    TS.LS Phan Minh Thanh - Trưởng văn phòng luật sư Ban Mai - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

     
    8634 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsugioi-1102 vì bài viết hữu ích
    admin (29/03/2022) ThanhLongLS (04/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581550   23/03/2022

    Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

    cam on

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582614   31/03/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích này. Tuy nhiên, mình muốn cập nhật là hiện tại Luật Cư trú 2006 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Cư trú 2020.

    Ngoài ra, mình muốn cung cấp thêm thông tin về thủ tục đăng ký thường trú về nhà mới mua được ở Hà Nội như sau:

    - Khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định: 

    “1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó”. 
    - Điều 23 Luật Cư trú năm 2020 quy định về những địa điểm không được đăng ký thường trú mới: 

    “1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

    3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

    Như vậy, trường hợp công dân mua nhà tại Hà Nội và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Cư trú năm 2020 nêu trên thì được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đó. 

     
    Báo quản trị |