Thủ tục cho tặng nhà

Chủ đề   RSS   
  • #104157 20/05/2011

    thuyhuong_arc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục cho tặng nhà

    Ba mẹ tôi có 1 căn nhà và muốn cho riêng vợ chồng tôi một nửa căn nhà đó. Nhà tôi có tổng cộng 6 anh chị em. Sau khi thông qua ý kiến mọi người mọi người, chúng tôi làm thủ tục cho tặng, tuy nhiên, khi công chứng đến nhà làm thủ tục (vì ba tôi bị liệt nằm tại chỗ), người em gái lại bắt Công chứng viên phải viết rõ vào trong Hợp đồng cho tặng (viết tay) là tài sản chung, chúng tôi phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ (chuyện này là dĩ nhiên), và tài sản này chúng tôi không có quyền mua bán sau khi cha mẹ chết đi, Công chứng viên đã nói rõ vấn đề này không thể đưa vào HĐ được. Vậy cho tôi hỏi, chúng tôi phải làm gì để hợp thức hóa các thủ tục này, vì mục đích của tôi là làm thủ tục đứng tên nhà để có thể thế chấp vay vốn Ngân hàng. Xin LS tư vấn dùm. Tôi xin cám ơn!
     
    3838 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104165   20/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Có thể coi đây như là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Nhưng vấn đề ở đây là quyền đưa ra điều kiện là ba mẹ bạn chứ đâu phải em gái bạn. Nếu ba mẹ bạn thấy không cần thiết phải đặt ra các điều kiện như vậy thì em gái bạn cũng không có quyền can thiệp vào, trừ khi, ba mẹ bạn không còn khả năng nhận thức hành vi của mình.

    Nếu như không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận các điều kiện đó, thì theo tôi, anh cứ chấp nhận như vậy. Tôi thấy, điều kiện là do phía bên tặng cho quyết định, nếu nó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì công chứng viên không thể từ chối. Nếu không công chứng đuợc, anh có thể thực hiện thủ tục chứng thực.

    Tất nhiên, khi khuyên anh chấp nhận những điều kiện đó vào trong hợp đồng, tôi đã lường trước quy định về việc vi phạm điều kiện được ghi nhận trong hợp đồng tặng cho:
    Bộ luật dân sự 2005 viết:
    Điều 470. Tặng cho tài sản có điều kiện
    3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.


    Rõ ràng, sau này anh không thể đảm bảo sẽ không bán một nửa căn nhà đó. Và theo quy định, nếu anh vi phạm điều kiện đã được định sẵn trong hợp đồng, bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản mặc dù đã được chuyển quyền sở hữu sang cho anh một cách hợp pháp. Vấn đề là bên tặng cho là ba mẹ anh, sau khi ba mẹ anh mất đi thì không ai có quyền đòi lại tài sản đó nữa ! Như vậy, em gái anh cũng không thể kiện cáo gì anh cả.

    Có một điều anh cần lưu ý rằng, dù hợp đồng tặng cho hợp pháp nhưng anh chưa thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản tặng cho là bất động sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thì anh vẫn chưa thể tùy ý sử dụng nó được vì nó vẫn chưa là của anh cho đến khi anh hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

    Tất nhiên, để tránh rắc rối thì không phải đưa điều kiện đó vào hợp đồng sẽ tốt hơn !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |