Thủ tục chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #489267 11/04/2018

    Thủ tục chia thừa kế

    Luật sư tư vấn giúp:

    Ông bà nội tôi đã chết từ lâu có để lại thửa đất 240 mét vuông chưa đăng ký quyền sử dụng đất.

    Ông bà nội sinh được 05 người con, tôi là cháu nội, con người con đầu của ông bà. Xin hỏi luật sư với sự đồng ý của cả 05 người con của ông bà tôi (tức bố tôi và các chú, cô) phân chia di sản thừa kế cho tôi có được không và nếu được thì tiến hành thủ tục như thế nào

     

     
    3171 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtrungnvad vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526731   28/08/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Trường hợp trên thì bố bạn và các cô chú bạn chỉ cần nhận thừa kế theo pháp luật phần đất trên sau đó đến cơ quan chức năng quyển quyền sử dụng đất trên cho bạn với điều kiện là có sự đồng thuận của cả năm người được đề cập.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangthai090895 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/08/2019)
  • #526807   29/08/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Thủ tục chia thừa kế

    Nếu được sự thỏa thuận và đồng ý của cả 5 người con của Nội thì bạn được hưởng phần di sản này bạn nhé.
     
    * Về thủ tục khai nhận di sản thừa kế, gia đình Bạn có thể liên hệ UBND xã hoặc phòng công chứng để được hướng dẫn cụ thể. Về cơ bản các bước thực hiện như sau:
     
    Hồ sơ cần chuẩn bị:
     
    - Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất (các giấy tờ về đất đai chẳng hạn)
     
    - Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CMND, hộ khẩu)
     
    - Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (khai sinh)
     
    - Biên bản thỏa thuận
     
    Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.
     
    Đã có biên bản thỏa thuận và đã tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản do đó bạn có quyền đứng tên trên toàn bộ diện tích đất. Do đó bạn có thể làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất để mảnh đất  này đứng tên bạn.
     
    * Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất:
     
    - Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
     
    - Hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; tài liệu liên quan đến mảnh đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).
     
    * Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho bạn.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vulieu9102 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/08/2019)
  • #527065   31/08/2019

    Do trường hợp của bạn không có đầy đủ thông tin nên mình chỉ có thể trình bày sơ qua để bạn tham khảo thôi.

    Thứ nhất cần phải xác định đất đó có phải là di sản của ông bà bạn hay không theo một trong các trường hợp quy định tại Khoản  1 mục II nghị quyết 02/2004/NQ-HDTP

    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.”

    Bạn xác định mình thuộc trường hợp nào trong các trường hợp trên để thực hiện thủ tục.

    Thứ hai về phần người thừa kế. Khi ông bà chết không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật. trường hợp thỏa thuận được thì những đồng thừa kế cần phải đến văn phòng công chứng thuộc tỉnh nơi có bất động sản để xác nhận thỏa thuận. Sau đó, bạn đem giấy tờ và bản thỏa thuận này đến văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Cập nhật bởi LuatThanhLuat ngày 31/08/2019 01:35:31 CH gắn link
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TVPL_PTSP vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2019)
  • #529546   30/09/2019

    Bước 1. Bạn cần nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế đến tổ chức hành nghề công chứng

    Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật có yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản (Điều 58 Luật Công chứng 2014). 

    Bạn là người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản (Điều 57 Luật Công chứng 2014).
    Hồ sơ gồm có:
    + Phiếu yêu cầu công chứng;
    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
    + Di chúc (nếu có);
    + Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh;
    + Giấy chứng tử của người chết.
    Bước 2. Tổ chức hành nghề công chứng sẽ xem xét, kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ.
    Bước 3. Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết tại UBND cấp xã nơi có di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày.
    Bước 4. Sau thời gian niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế và trả kết quả công chứng cho người có yêu cầu.
    Bước 5. Sau khi hoàn tất các thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu phải nộp hồ sơ đến UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
    Hồ sơ gồm:
    + Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản;
    Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
    + Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
    Khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính này, người sử dụng đất đồng thời nộp kèm hồ sơ của các thủ tục kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan theo cơ chế một cửa liên thông thủ tục hành chính (mỗi loại 02 bản).
    + Giấy chứng tử của người chết;
    + Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khảu, giấy khai sinh;
    + Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
    Bước 6. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
    Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
    Bước 7. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
    + Gửi thông tin địa chính đến Chi cục Thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
    + Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;
    Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
    + Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
    + Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
    Bước 8. Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553371   29/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

     
    Báo quản trị |  
  • #582851   21/04/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Thủ tục chia thừa kế

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Thứ nhất, anh/chị phải xem xét điều kiện để thực hiện quyền thừa kế của người sử dụng đất như sau:

    Căn cứ theo Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định:

    Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất…”.

    Bên cạnh đó, Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định về thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thì đối với trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận. Như vậy, mặc dù đất của ông bà anh/chị chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì trong trường hợp này vẫn được thừa kế.  

    Như vậy, trong trường hợp mặc dù ông bà anh/chị chết mà có phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận thì vẫn có thể giải quyết việc phân chia di sản thừa kế.

    Thứ hai, về phần người thừa kế. Khi ông bà chết không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

    Như vậy, trong trường hợp của anh/chị, những người thừa kế của bao gồm 05 người con của ông bà nội anh/chị (bao gồm bố anh/chị và các cô, chú). Anh/chị có thể được nhận phần di sản thừa kế của ông bà anh/chị khi sự đồng ý của tất cả những người thừa kế của ông bà anh/chị.

    Thứ ba, thủ tục để anh/chị nhận phần di sản thừa kế của ông bà anh/chị như sau:

    Bước 1: Anh/chị cần nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đến tổ chức hành nghề công chứng thuộc tỉnh nơi có bất động sản

    Hồ sơ gồm có:

    + Phiếu yêu cầu công chứng;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    + Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh;

    + Giấy chứng tử của người chết.

    Bước 2: Tổ chức hành nghề công chứng sẽ xem xét, kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ.

    Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết tại UBND cấp xã nơi có di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày.

    Bước 4: Sau thời gian niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo, UBND cấp xã sẽ xác nhận và sẽ gửi lại tổ chức hành nghề công chứng để trả kết quả công chứng cho người có yêu cầu.

    Bước 5: Sau khi hoàn tất các thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu phải nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

    Hồ sơ gồm:

    + Văn bản thỏa thuận phân chia di sản;

    + Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

    + Trong trường hợp của anh/chị, vì chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh/chị cần cung cấp các giấy tờ theo quy định tại Điều 100, 101 và 102 Luật Đất đai năm 2013. Khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính này, người sử dụng đất đồng thời nộp kèm hồ sơ của các thủ tục kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan theo cơ chế một cửa liên thông thủ tục hành chính (mỗi loại 02 bản).

    + Giấy chứng tử của người chết;

    + Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khảu, giấy khai sinh;

    + Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

    Bước 6: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

    Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

    Bước 7: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

    + Gửi thông tin địa chính đến Chi cục Thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    + Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;

    Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

    + Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

    + Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    Bước 8: Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

     
    Báo quản trị |