Thủ tục cải chính năm sinh trong sổ hộ khẩu, CMND

Chủ đề   RSS   
  • #529561 30/09/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Thủ tục cải chính năm sinh trong sổ hộ khẩu, CMND

     

    >>>Tất cả những điều cần biết về hộ khẩu, tạm trú và tạm vắng;

    >>>Những điều có thể bạn chưa biết về chứng minh nhân dân;


    Trên thực tế, do yếu tố lịch sử và cả yếu tố con người, việc nhầm lẫn năm sinh, tên lót, thậm chí cả họ tên... là khá phổ biến trong thời gian trước đây. Việc xác định ai đúng/ ai sai là rất khó để xác định. Vậy, theo quy định hiện hành muốn cải chính thông tin bị sai sót thì sẽ làm như thế nào?

    Sau đây là bài viết hướng dẫn cải chính năm sinh trong sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn:

    Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:

    1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
     
    2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
     
    3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

    Theo quy định trên thì Giấy khai sinh được xem là tiền đề cho việc nhập Khẩu và làm chứng minh dân dân. Do đó, để cải chính thông tin bị sai trên sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân sẽ dựa trên giấy khai sinh gốc.

    Trường hợp cải chính thông tin trên sổ hộ khẩu:

    Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Cư trú 2006 quy định các trường hợp được điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:

    2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định đ­ược phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

    ….

    Theo quy định trên thì nếu thông tin về năm sinh có sai sót thì được phép điều chỉnh và thủ tục điều chỉnh như sau:

    Căn cứ: Điều 29 Luật cư trú 2006;  Điểm 1Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BCA.

    Hồ sơ:

    - Phiếu báo thay đổi thông tin hộ khẩu; 

    - Sổ hộ khẩu (bản gốc);

    - Giấy tờ và tài liệu chứng minh thông tin thay đổi: Giấy khai sinh bản gốc;

    Trường hợp bị mất giấy khai sinh gốc: bản sao giấy khai sinh (quy định tại Điều 11, Nghị định số số 110/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 của Chính phú về công tác văn thư quy định bản sao văn bản, thì bản sao vẫn có giá trị như bản chính, khi bản chính vẫn còn hiệu lực); Bằng cấp liên quan có thể chứng minh; các giấy tờ khác có thể chứng minh thông tin về ngày tháng năm sinh cần thay đổi (như: bản lời khai của nhân chứng; xác nhận của phường, xã nơi bạn cư trú;..);

    Nơi nộp hồ sơ: Tại cơ quan công an có thẩm quyền.

    - Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

    - Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Thời hạn giải quyết:
     
    - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người có thay đổi.
     
    - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ điều chỉnh, bổ sung cho Công an huyện lưu tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Công an huyện phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân.
     
    Lưu ý: Người thực hiện việc thay đổi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.

    Trường hợp cải chính thông tin trên chứng minh nhân dân:

    Căn cứ: Điểm b, khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Nghị định 170/2007/ND-CP

    Hồ sơ:

    - Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại CMND. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú;

    - Sổ hộ khẩu (bản gốc/ đã điều chỉnh, có quyết định của cơ quan có thẩm quyền);

    - Chụp ảnh;

    - In vân tay hai ngón trỏ;

    - Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

    Lưu ý: Nộp lại Chứng minh nhân dân có thay đổi nội dung theo quy định cho cơ quan công an.

    Thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân:

    Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất;

    - Tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

    - Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo,..không quá 20 ngày làm việc;

    - Các khu vực còn lại là không quá 15 ngày làm việc.

    Căn cứ: khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP.

    Mức phí khi yêu cầu thay đổi thông tin, cấp lại hộ khẩu, chứng minh nhân dân hay căn cước công dân.

    Căn cứ theo quy định tại điểm a, b, khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thỉ khoản thu đối với việc thay đổi thông tin, cấp lại Sổ hộ khẩu, CMND thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với khoản này tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh cao hơn mức thu đối với khu vực khác.

     
    25477 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529634   30/09/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Khoản 2 và Khoản 6 Điều 29 Luật Cư trú 2006 có quy định điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:
     
    “2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
     
    ...
     
    6. Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự”
     
    Người này chuẩn bị hồ sơ gồm: Sổ hộ khẩu và Giấy khai sinh để nộp tại cơ quan công an huyện, quận, thị xã (nếu người này hiện đang sinh sống tại TP thuộc TW); tại công an xã, thị trấn thuộc huyện; công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Nếu người này ở tỉnh).
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)