Chào Bạn.
Vấn đề bạn đặt ra khá phức tạp, để bạn hiểu rõ được vấn đề, về mặt pháp luật cần phải phân tích và giải thích rất dài, về mặt thực tế còn phải căn cứ vào kềt quả điều tra của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tôi xin chia sẽ cùng bạn một vài ý sau đây:
Về vấn đề đồng phạm, tại Điều 20 BLHS quy định: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Như vậy, trong trường hợp cụ thể của bạn, nều bạn biềt trườc việc làm của anh Lợi là lừa đảo và bạn vẫn chấp nhận tham gia thì khi đó bạn trở thành đồng phạm với anh Lợi về hành vi lừa đảo. Ngược lại, như bạn nói "khi tôi biết anh Lợi lừa tôi và người dân, tôi đã báo công an" thì đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng chứng minh cho việc ngoại phạm của bạn.
Như vậy, trường hợp của những ngươi tham gia kêu gọi người thân trong gia đình mình vào để hưởng lãi, người tổ chức tư vấn sai ... tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, mức độ thiệt hại ... mà xem xét tương tự như trường hợp của bạn. Riêng về số tiền 200tr đồng còn lại, để chứng minh việc bạn không chiếm giữ cần phải căn cứ vào nhiều tài liệu chứng cứ khác chứ chỉ dựa vào lời chứng ( dù cho có nhiều người làm chứng cho bạn ) thôi cũng chưa đủ.
Đối với tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 140 BLHS, về tính chất của tội phạm nhẹ hơn so với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khung hình phạt cao nhất đối với hành vi “Lừa đảo” là “Tử hình”, còn đối với hành vi “Lạm dụng” chỉ đến “Chung thân”.
Một khi hành vi của bạn đã bị truy trách nhiệm hình sự thi các tình tiết giảm nhẹ chỉ có ý nghĩa xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không còn đặt ra để xem xét trách nhiệm hành chính.
Thân chào.
Luật sư LÊ THÁI THÀNH
0979833399