ATM giúp việc giao dịch của người tiêu dùng chuyển từ chi trả tiền mặt, giao dịch trực tiếp tại quầy sang sử dụng các thao tác nhanh gọn ngay tại hệ thống trụ ATM. Điều này đưa đến thói quen hạn chế tiền mặt trong người, vì thẻ ATM làm chức năng “ví tiền di động”; như vậy, hạn chế tình trạng rủi ro do trộm, cướp … phải mất một lượng tiền khá lớn.
Xem thêm: Rút tiền bằng thẻ ATM có thể mất phí từ 2013
Tuy nhiên, kể từ hôm nay việc thu phí rút tiền mặt tại trụ thẻ ATM nội mạng chính thức có hiệu lực. Điều này sẽ gây ra nhiều hệ quả không tốt cho người tiêu dùng, ngân hàng, và toàn xã hội.
Thứ nhất, người tiêu dùng đáng lẽ ra phải được hưởng những lợi ích này một cách miễn phí như trước đây. Họ đã cho Ngân hàng vay một khoảng tiền với một mức lãi suất cực kỳ thấp (nhỏ hơn mức lạm phát hằng năm) thì việc họ rút tiền nội mạng không tốn phí là điều đương nhiên. Nên câu chuyện thu phí trong trường hợp này chắc rằng các ngân hàng sẽ nhận được những “phản ứng” không tốt từ người dân.
Thứ hai, việc thu phí như trên sẽ dẫn đến hiện tượng người dân thay đổi thói quen dùng ATM. Thay vì, mỗi tuần rút tiền vài lần, mỗi lần rút một ít để thực hiện các giao dịch nhỏ lẻ hằng ngày thì họ sẽ rút một lượng tiền lớn đủ để chi phí cho một khoảng thời gian dài nhằm tốn ít phí. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng quay lại thói quen truyền thống “giao dịch bằng tiền mặt”, như vậy những ưu thế của ATM sẽ mất dần, người tiêu dùng quay lại những “rủi ro truyền thống”.
Thứ ba, ngân hàng đánh mất một nguồn huy động vốn với lãi suất thấp. Thay vì, mỗi lần rút một trăm, hai trăm nghìn thì khoảng tiền lớn kia còn lại trong thẻ để ngân hàng tạo lợi nhuận. Bây giờ, rút một lượng tiền lớn thì ngân hàng bổng dưng đánh mất phần lợi đó.
Thứ tư, ngân hàng tự tạo áp lực lên chính mình. Bởi khách hàng sẽ rút tiền trực tiếp tại ngân hàng để không tốn phí giao dịch. Trước đây chủ yếu rút tiền mặt tại Ngân hàng đối với khoảng tiền lớn nhưng bây giờ ngân hàng sẽ gánh lấy áp lực với một lượng khách hàng rút tiền nhỏ lẻ. Như vậy, người cần rút lượng tiền lớn cũng phải tốn thời gian lâu để chờ đợi.
Thứ năm, dẫn đến “một cuộc cạnh tranh không đáng để cạnh tranh”. Thay vì xưa nay các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng lãi suất huy động, cho vay, khuyến mãi… giờ lại thêm một cuộc cạnh tranh về phí ATM để giành nguồn khách hàng. Cuộc cạnh tranh như thế này liệu có nên hay không trong nền kinh tế nước nhà hiện nay.
Thứ sáu, làm cho hoạt động lưu thông tiền tệ trên thị trường diễn ra một cách ì ạch, lãng phí cơ hội cho nền kinh tế. Một lượng tiền lớn không được lưu thông trên thị trường để sinh lợi, mà được bỏ vào két sắt. Trong khi đó Ngân hàng khó huy động vốn, và người cần vốn cũng chẳng tiếp cận được vốn.
Vì những lý do trên các ngân hàng thương mại nên chú tâm vào vấn đề này, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc việc thu phí trên để có một chính sách phù hợp cho nền kinh tế nước nhà trong thời điểm hiện này.
Theo: http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/4269/thu-phi-rut-tien-atm-noi-mang-gay-ra-nhieu-he-qua-xau
Điều 4. Nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ_ 35/2012/TT-NHNN
1. Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.
3. Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
4. Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
5. Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.