Thu phí dịch vụ và phí đào tạo

Chủ đề   RSS   
  • #523077 11/07/2019

    Thu phí dịch vụ và phí đào tạo

    Cty có cho phí dịch vụ và phí đào tạo vào chung với hdld để rồi từ đó tính cho người lao động và trừ lương của người lao động hoặc dựa vào đó để thu khi hdld bị chấm dứt bởi cty trước thời hạn hợp đồng. Số tháng còn lại của HDLD nhân với số tiền đó.

    Cty tôi khi cho TV BẮT đầu thời gian làm việc trên tàu tới khi kết thúc tgian hdld chuyến thì ko đóng BHTN . Vậy có phải là công ty trốn đóng không. Trong khi vẫn thu tiền hàng tháng tiền phí đống BHTN của thuyền viên.

     

     
    1571 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NGOTATTHANG vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #523097   12/07/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy đinh tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội quy định: 

    “a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

    Do đó, đối với trường hợp của bạn hỏi nếu các nhân viên đã ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên.

    Trong trường hợp công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

    “Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

    Vì vậy, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”. 

    Đối với vi phạm về BHXH, BHTN, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, điều 26, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22.8.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7.10.2015) - sau đây gọi tắt là Nghị định số 95, người sử dụng lao động sẽ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền.

    Với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

    Với mức từ 18% đến 20%, tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

    Đối với vi phạm về BHYT, theo quy định tại khoản 2, 3, 4, điều 57, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định 176), người sử dụng lao động bị phạt tiền với mức từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đóng BHYT không đủ số người có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động; hoặc bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng BHYT tương ứng cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động từ dưới 10 người lao động đến từ 1.000 người lao động trở lên; hoặc bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi đóng BHYT không đủ số tiền phải đóng tương ứng từ dưới 5.000.000 đồng đến từ 160.000.000 đồng trở lên.

    Các mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Đối với hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc và BHXH, theo quy định tại điểm a, b, khoản 4, điều 26, Nghị định số 95: Buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc và BHXH chưa đóng, chậm đóng; buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc và BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH trong năm.

    Đối với hành vi trốn đóng BHYT, theo quy định tại điểm b, c, khoản 5, điều 57, Nghị định 176: Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng bằng 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

    Ngoài ra, theo quy định tại điều 216, bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp trốn đóng từ 50.000.000 đồng trở lên, hoặc trốn đóng từ 10 người trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/07/2019) NGOTATTHANG (13/07/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;