Thông tư trái với Nghị định thì áp dụng Thông tư

Chủ đề   RSS   
  • #229619 27/11/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Thông tư trái với Nghị định thì áp dụng Thông tư

     

    Cùng một vấn đề mà Thông tư (ban hành sau) quy định trái với Nghị định thì áp dụng Nghị định hay thông tư? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:

    Quan điểm 1: Sẽ áp dụng Nghị định, bởi Nghị định là văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.

    Quan điểm 2: Sẽ áp dụng Thông tư, bởi Thông tư là văn bản hướng dẫn chi tiết của Nghị định.

    Theo tôi: Một văn bản được ban hành phải đảm bảo tính hợp pháp, nghĩa là nếu trái với pháp luật thì sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ ... (Căn cứ Nghị định40/2010/NĐ-CP). Bởi vậy, cùng một vấn đề mà Thông tư quy định trái với Nghị định thì “nội dung trái” đó buộc phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trên đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ ... theo luật định. Việc phần “nội dung trái” này không bị cơ quan có thẩm quyền nào “chạm” đến thì nó vẫn là hợp luật. Nên Thông tư sẽ được áp dụng trong trường hợp này.

     
    9182 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #229629   27/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Ngày 27 tháng 12 năm 2011 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số: 25/2011/TT-BTP quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.
    Trước đó 
    Nghị định số: 09/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 02 năm 2010 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 110/2004/NĐ-CP Về công tác Văn thư. Tại Điểm d, Khoản 3 của Nghị định số: 09/2010/NĐ-CP có ghi: "Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật". 
    Theo Điểm d, Khoản 3 của Nghị định số: 09/2010/NĐ-CP, Bộ Tư pháp sẽ phải phối hợp với Bộ Nội vụ để ban hành Thông tư liên tịch quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này Bộ Tư pháp lại không phối hợp cùng với Bộ Nội vụ ra Thông tư liên tịch mà lại đơn phương ra Thông tư số: 25 quy định về vấn đề trên. 
    Như vậy, 
    Thông tư số: 25/2011/TT-BTP trái với Nghị định số: 09/2010/NĐ-CP?

    Nguồn.http://www.hanhchinh.com.vn/forum/showthread.php?t=89387&page=1

    Tuy nhiên có thể thấy nguyên nhân của vấn đề trên là việc thực hiện giải thích Luật chưa đúng thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền nên mới có hậu quả là việc giải thích sai Luật.Như vậy có thể kết luận rằng TH này là việc ban hành thông tư là sai và qua đó thì đương nhiên phải theo quan điểm 1.

    Vì vậy việc theo quan điểm nào còn phụ thuộc vào các nguyên tắc của xây dựng văn bản pháp Luật.Nếu thực hiện đúng các nguyên tắc đó thì luôn đảm bảo sự chuẩn mực và chính xác của các văn bản.Hiếm khi nghị định sai mà thông tư lại giải thích đúng cả.Chỉ có TH ngược lại mà thôi.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (28/11/2012)