Thông tư 02/2023/TT-TANDTC: Hướng dẫn giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng

Chủ đề   RSS   
  • #605282 08/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Thông tư 02/2023/TT-TANDTC: Hướng dẫn giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng

    Ngày 24/8/2023 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thi hành Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
     
    Cụ thể, hướng dẫn thi hành Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án như sau:
     
    huong-dan-giai-quyet-yeu-cau-boi-thuong-trong-qua-trinh-to-tung-hinh-su-to-tung-hanh-chinh
     
    (1) 05 đối tượng áp dụng quy định giải quyết yêu cầu bồi thường
     
    Tại Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC quy định đối tượng áp dụng giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự, tố tụng hành chính bao gồm:
     
    - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
     
    - Người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
     
    - Cá nhân, pháp nhân được người quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
     
    - Người thi hành công vụ, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
     
    - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
     
    (2) Giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi bồi thường của Nhà nước 
     
    Yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như sau:
     
    - Người quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Yêu cầu bồi thường phải được đưa ra trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.
     
    - Người quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Yêu cầu bồi thường phải được đưa ra trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
     
    - Yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC phải được thể hiện bằng văn bản hoặc lời khai, trình bày và được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản làm việc khác.
     
    - Vụ án hình sự, vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được xem xét, giải quyết trong cùng vụ án, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khoản 2 Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015 và hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC.
     
    Trường hợp người yêu cầu bồi thường đưa ra yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sau thời điểm hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC thì Tòa án không giải quyết mà giải thích, hướng dẫn cho họ về quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 sau khi họ nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
     
    (3) Xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại
     
    Theo Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC quy định xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như sau:
     
    - Tòa án được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
     
    - Khi tiến hành nghị án, Hội đồng xét xử phải thảo luận, xác định hành vi của người thi hành công vụ có trái pháp luật, có gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hay không. Nội dung này phải được ghi vào biên bản nghị án.
     
    - Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hội đồng xét xử xác định thiệt hại được bồi thường; xem xét, quyết định các vấn đề về bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định.
     
    - Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ không trái pháp luật hoặc không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hội đồng xét xử quyết định không chấp nhận yêu cầu bồi thường trong bản án, quyết định.
     
    (4) Xác định thiệt hại được bồi thường theo yêu cầu
     
    - Ngay sau khi nhận được yêu cầu bồi thường, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan, xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác tài liệu, chứng cứ đã thu thập để xác định thiệt hại nhanh chóng, theo đúng quy định của pháp luật.
     
    - Việc xác định thiệt hại được bồi thường thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
     
    Xem thêm Thông tư 02/2023/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 20/10/2023.
     
    1437 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (20/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận