Thông báo xử lý kỷ luật người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #429487 01/07/2016

    Thông báo xử lý kỷ luật người lao động

    Chào tất cả thành viên diễn đàn. MÌnh có vấn đề nhờ mọi ngườitư vấn giúp.

    Hiện nay, Nghị định 05/2015/ND_CP của Chính phủ đã điều chỉnh về vấn đề thông báo cho người lao động (NLĐ) khi không có mặt để họp xử lý kỷ luật sau nhiều lần (3 lần) thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) sẽ họp xử lý mà không cần có mặt NLĐ. Tuy nhiên, hiện cơ quan mình lại có trường hợp không thể gửi thông báo họp xử lý kỷ luật đến NLĐ, vì NLĐ bỏ đi khỏi nơi thường trú, tạm trú và mất lên lạc. Vậy trường hợp này NSDLĐ phải giải quyết thế nào mới đúng luật?  Thông báo như thế nào được coi là hợp lệ? Xin diễn đàn tư vấn giúp mình. Xin cảm ơn.

     
    19946 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #429499   01/07/2016

    Chào bạn,

     Trong trường hợp này bạn gửi thông báo bằng chuyển phát có bảo đảm đến địa chỉ mà NLĐ đã từng kê khai trong hồ sơ với cty. Nếu phát không  có người nhận thì lưu lại thư (giữ nguyên niêm phong). Sau này có tranh chấp thì cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự mở niêm phong.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    Nguyen121290 (01/07/2016)
  • #429531   01/07/2016

    Rất cảm ơn Luật sư Long đã tư vấn. Chúc anh và gia đình nhiều sức khoẻ.

    Cập nhật bởi Nguyen121290 ngày 01/07/2016 01:14:20 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #429537   01/07/2016

    Lúc trước cty mình cũng từng làm như LS tư vấn, và không có tranh chấp nào cả. Gửi thư và giữ lại thư sau khi bưu điện trả về đính kèm với quyết định thôi việc của họ, lưu file.

     
    Báo quản trị |  
  • #429587   01/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn honghanguyen89.

    Tôi cũng đồng ý với cách giải quyết như trên là hợp lý. Tuy nhiên, không có gì là an toàn khi mà mình giải quyết sự việc khi chưa nắm được chắc chắn thông tin chính xác sự việc:

    Theo luật lao động:

    Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

    4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

    d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. 

    5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

    Do đó, nếu sau này một trong những trường hợp trên xãy ra thì quyết định chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động sẽ là trái pháp luật.

    Theo tôi, cách an toàn nhất là tạm thời không quyết định gì cả, nếu NLĐ không quay lại thì thôi; nếu người lao động quay lại thì yêu cầu họ tường trình (kiểm điểm) lý do nghĩ việc nhiều ngày không có lý do và xử lý kỷ luật sa thải theo trình tự của luật định thì chắc là an toàn hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Nguyen121290 (04/07/2016)
  • #429672   04/07/2016

    Cảm ơn bạn honghanguyen89 và ban hungmaiusa đã tư vấn thêm cho mình.

    Người lao động cơ quan mình thuộc hợp đồng 68, vị trí nhân viên lái xe (nghỉ việc không có Đơn từ ngày 06/6/2016 đến nay) và không thuộc bất kỳ trường hợp nào theo Điều 123 BLLĐ 2012. Về mặt căn cứ và trình tự xử lý NLĐ đã đảm bảo đúng theo quy định tại BLLĐ 2012, NĐ 05 và TT 47. Hiện NĐ 05 và TT 47 chỉ quy định về trường hợp sau 03 lần thông báo cho NLĐ mà không có mặt thì NSDLĐ vẫn tự tiến hành họp xét kỷ luật mà không cần có mặt NLĐ. Tuy nhiên, NĐ 05 và TT47 lại chưa đề cập đến trường hợp NLĐ mất liên lạc thì sẽ thông báo như thế nào, Thông báo như thế nào được xem là đủ điều kiện 03 lần thông báo nên gây khó cho NLSDLĐ (vấn đề này cũng được SLĐTBXH thừa nhận và trong thời gian đến sẽ có văn bản ý kiến BLĐTBXH). NLĐ ở vị trí nhân viên lái xe nên nếu không kỷ luật và chấm dứt HĐ sớm thì không thể ký HĐ với người LĐ mới, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan (cơ quan Nhà nước). Vấn đề thông báo qua báo phát của bưu điện mình nghĩ chỉ là giải pháp mang tính lý luận chứ không có căn cứ pháp lý cụ thể nên cơ quan mình chưa an tâm. Để đầy đủ hơn về mặt thủ tục thì bên cạnh việc gửi báo phát và gửi lên nhà cha mẹ đẻ NLĐ, mình đã đến cơ quan công an phường nơi NLĐ thường trú xác nhận và đã niêm yết Giấy mời họp tại UBND phường và có lập biên bản rõ ràng được UBND xác nhận.

    Mong anh chị em có kinh nghiệm về trường hợp này tư vấn thêm cho mình.

    Mình chân thành cảm ơn!

    Cập nhật bởi Nguyen121290 ngày 04/07/2016 08:11:20 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #429708   04/07/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào các bạn.

    Tôi đồng tình với quan điểm bạn hungmaiusa.

    Bởi người này đang trong tình trạng mất tích thì chưa nên làm gì cả (vì phải cân nhắc đến trường hợp xấu nhất của họ là bị chết ở đâu đó mà không ai biết thì sao), mà có làm thủ tục kỷ luật cũng chưa có tác dụng gì.

    Chỉ cần lưu lại trong hồ sơ cá nhân thể hiện việc người đó nghỉ việc không lý do từ thời điểm đó là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #442617   25/11/2016

    tranghalam
    tranghalam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/09/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


     

    Đến khi họ trở về thì hêt thời hiệu xử lý thì xem như công ty cũng phải chấm nhận cho họ vào làm

     
    Báo quản trị |