Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu yêu cầu chia thừa kế là 10 năm. Quy định này có nhiều ý kiến góp ý trái chiều. Vậy Bộ Luật Dân sự 2015 đã có sự thay đổi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 645 BLDS 2005, thời hiệu là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Quy định này được đánh giá là thiếu tính hợp lý. Bởi lẽ, theo phong tục tập quán của người Việt Nam, việc phân chia di sản sẽ ít khi tiến hành ngay khi người để lại di sản mất. Do đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản là quá ngắn.
Thêm vào đó, chia di sản thừa kế muốn được sự bảo hộ của pháp luật phải được chia trong thời hiệu pháp luật quy định. Tuy nhiên, bản chất của di sản thừa kế sau khi mở di chúc giống như tài sản chung của những người nhận thừa kế. Do vậy, hạn chế thời gian chia di sản là không hợp lý.
Tài sản chung của cá nhân được tự do định đoạt theo ý chí của những người này. Pháp luật không nên hạn chế về mặt thời gian.
Bộ luật dân sự 2015 có sự thay đổi đối với quy định này. Về thời hiệu phân chia di sản là bất động sản là 30 năm và động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản được chia theo loại tài sản:
-
Với bất động sản là 30 năm. Thời hiệu này được kéo dài thêm 20 năm nữa so với Luật 2005.
-
Còn đối với động sản là 10 năm_con số không thay đổi so với luật cũ.
Vậy, phân chia tài sản thành động sản và bất động sản được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 107 BLDS 2015:
-
.Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
-
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Một điểm lưu ý trong quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là "thời điểm mở thừa kế".
Vậy thời điểm nảy được xác định như thế nào? Căn cứ Điều 611 BLDS 2015 "Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này".
Minh Trang