Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế theo Bộ Luật Dân Sự 2015.

Chủ đề   RSS   
  • #420159 30/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế theo Bộ Luật Dân Sự 2015.

     
    Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu yêu cầu chia thừa kế là 10 năm. Quy định này có nhiều ý kiến góp ý trái chiều. Vậy Bộ Luật Dân sự 2015 đã có sự thay đổi như thế nào? 
     
    Theo quy định tại Điều 645 BLDS 2005, thời hiệu là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Quy định này được đánh giá là thiếu tính hợp lý. Bởi lẽ, theo phong tục tập quán của người Việt Nam, việc phân chia di sản sẽ ít khi tiến hành ngay khi người để lại di sản mất. Do đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản là quá ngắn. 
     
    Thêm vào đó, chia di sản thừa kế muốn được sự bảo hộ của pháp luật phải được chia trong thời hiệu pháp luật quy định. Tuy nhiên, bản chất của di sản thừa kế sau khi mở di chúc giống như tài sản chung của những người nhận thừa kế. Do vậy, hạn chế thời gian chia di sản là không hợp lý. 
     
    Tài sản chung của cá nhân được tự do định đoạt theo ý chí của những người này. Pháp luật không nên hạn chế về mặt thời gian. 
     
                                   
     
     
    Bộ luật dân sự 2015 có sự thay đổi đối với quy định này. Về thời hiệu phân chia di sản là bất động sản là 30 năm và động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015. 
    Thời hiệu yêu cầu chia di sản được chia theo loại tài sản: 
    • Với bất động sản là 30 năm. Thời hiệu này được kéo dài thêm 20 năm nữa so với Luật 2005.
    • Còn đối với động sản là 10 năm_con số không thay đổi so với luật cũ. 
    Vậy, phân chia tài sản thành động sản bất động sản được hiểu như thế nào? 
     
    Theo quy định tại Điều 107 BLDS 2015:
    • .Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
    • Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
    Một điểm lưu ý trong quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là "thời điểm mở thừa kế". 
     
    Vậy thời điểm nảy được xác định như thế nào? Căn cứ Điều 611 BLDS 2015 "Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này". 
     
    Minh Trang 
     
     
    19021 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (12/01/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422710   25/04/2016

    understandhieu
    understandhieu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2016
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    theo ý kiến của bản thân tôi, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản được đặt ra nhằm đảm bảo tính ổn định cho các quan hệ dân sự liên quan đến tài sản. Vì vậy cần đặt ra thời hiệu một cách cụ thể và hợp lý chứ không thể không có một thời hiệu nhất định. Thời hiệu đặt ra phải vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người thừa kế, vưa đảm bảo tính ổn định của các giao dịch dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. trong khi Bộ luật dân sự 2015 chia thời hiệu cụ thể theo loại tài sản: với bất động sản là 30 năm, với động sản là 10 năm. việc quy định thời hiệu như vậy có hợp lý hay không còn phải dựa vào thực tiễn để đánh giá. Không có thước đo nào chính xác hơn cho sự phù hợp của quy định pháp luật hơn là thực tiễn áp dụng

    Hoàng Thị Hiểu.

    Hoàng Thị Hiểu, thực tâp sinh. Liên hệ: 0978392303.

     
    Báo quản trị |