Thời hiệu Thừa kế?/ Bài dự thi số 2 của tuyenthu13

Chủ đề   RSS   
  • #74654 22/12/2010

    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời hiệu Thừa kế?/ Bài dự thi số 2 của tuyenthu13

    Tôi xin trình bày sự việc cụ thể như sau:

    Gia đình tôi gồm có 06 người: cha, mẹ của tôi, 03 người chị và tôi.

    Gia đình tôi không có ruộng đất, mà được ông chú cho ở thuê để canh tác, sinh sống.

    Năm 1910, cha tôi mất.

    Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975, 03 người chị của tôi lập gia đình và ra ở riêng bên nhà chồng. Gia đình còn lại mẹ tôi và tôi.

    Tôi và mẹ tôi vẫn ở trên mãnh đất mà từ trước đến nay gia đình thuê của ông chú.

    Năm 1978 tôi lập gia đình. Đến nay tôi có 04 người con.

    Năm 1986, mẹ tôi mất.

    Năm 1995, UBND huyện Bình Chánh cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cho hộ gia đình tôi, diện tích 2.200m2 đất thổ (gia đình gồm có 06 nhân khẩu: được Công an Huyện Bình Chánh cấp năm 1994)

    Gia đình tôi sống ổn định cho đến năm 2009, 03 người chị của tôi về xin đất của cha mẹ để lại. Gia đình tôi không đồng ý cho đất. 03 người chị tôi làm đơn thưa ra UBND xã. UBND xã đã mời một mình tôi ra giải quyết đơn thưa của 03 người chị tôi.

    Tại UBND xã, 03 người chị tôi xin mỗi người 200m2 đất, tôi đồng ý cho. Biên bản hòa giải thành. Nhưng tôi nói với gia đình, thì gia đình không đồng ý vì quyền sử dụng đất này thuộc hộ gia đình mà UBND xã chỉ mời duy nhất mình tôi để giải quyết.

    Năm 2010, UBND xã và 03 người chị tôi tiến hành đo vẽ cắm móc, thì gia đình phản đối không cho thực hiện. Sau đó UBND xã mời giải quyết, các bên không thống nhất nhau nên hòa giải không thành.

    Sau đó, 03 người chị tôi làm đơn gởi Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh để yêu cầu tôi thực hiện theo biên bản hòa giải ở xã. (Biên bản hòa giải thành trước đó). Tòa án thụ lý vụ án ngày 04/6/2010.

    Ngày 14/6/2010, Tòa án nhân dân huyện BC triệu tập mình tôi lên để giải quyết “tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” với 03 người chị.

    Theo giấy triệu tập tôi lên TAND huyện BC để giải quyết, Thẩm phán cho biết đang thụ lý vụ án tranh chấp giữa tôi và 03 người chị. Tôi có ý kiến là không đồng ý về việc tòa triệu tập với lý do “tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” mà gia đình tôi không hề mua bán đất, và đất này là của hộ gia đình không phải của cá nhân tôi, gia đình tôi thì không đồng ý cho.

    Ngày 12/7/2010, TAND huyện BC triệu tập cả hộ gia đình tôi lên cũng để giải quyết “tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” với 03 người chị tôi. Lần này, TAND huyện tiến hành hòa giải nhưng không thành vì các bên không thống nhất nhau. (03 người chị tôi đề nghị tôi cho mỗi người 200m2 đất, gia đình tôi không đồng ý).

    Ngày 21/9/2010, TAND huyện triệu tập hộ gia đình lên tiếp tục hòa giải nhưng cũng không thành, lần này là để giải quyết “tranh chấp Quyền sử dụng Đất”. Tại TAND huyện, phía gia đình tôi cung cấp GCN QSD đất được Nhà nước cấp năm 1995 và Sổ Hộ khẩu được CA huyện cấp năm 1994. Phía nguyên đơn không cung cấp chứng cứ gì ngoài biên bản hòa giải ở xã.

    Tòa chọn ngày 12/10/2010 tiến hành đo vẽ mãnh đất để tính án phí cho việc xét xử. Đến nay TAND huyện vẫn chưa tiến hành xét xử.

    Theo tôi tìm hiểu các văn bản về luật (tại Thư viện Pháp luật):

    1-                Theo quy định thì TAND huyện phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn nhưng TAND huyện Bình Chánh lại không thông báo trước mà lại triệu tập luôn, như vậy TAND huyện BC có sai không?

    2-                Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, TA có thể quyết định kéo dài thêm không quá 02 tháng nếu có tính chất phức tạp, hoặc trở ngại khách quan. Tòa án phải đưa ra quyết định xử án, tạm định chỉ, hoặc định chỉ vụ án. Còn TAND huyện BC thụ lý vụ án của tôi ngày 04/6/2010, đến nay đã quá 06 tháng mà lại chưa có quyết định giải quyết. Như vậy TAND huyện BC có làm đúng, đủ theo quy định của Nhà nước hay không?

    Dựa vào thông tin trên (chứng cứ của gia đình và bên nguyên đơn), theo Luật sư thì vụ án có đủ chứng cứ để tiến hành xử án hay không và Luật sư có thể dự kiến tình huống như thế nào, khả năng của gia đình và nguyên đơn như thế nào. Xin trình bày thêm Gia đình tôi ở nông thông và sinh sống nhờ vào nghề nông.

    Xin chân thành cảm ơn.

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    9727 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74844   23/12/2010

    tuyenthu13
    tuyenthu13

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Thân chào anh,

    Tôi xin trả lời vấn đề anh hỏi như sau:

     

    Thứ nhất: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì việc thông báo cho các bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định như sau:

    “Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.

    Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;

    b) Tên, địa chỉ Toà án đã thụ lý vụ án;

    c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

    d) Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết;

    đ) Danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;

    e) Thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Toà án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có;

    g) Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Toà án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu.”

     

    Trước khi tiến hành hòa giải Tòa án cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho các đương sự:

    “Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.”

    Thứ 2:  Về thời hạn chuẩn bị xét xử, theo điều 179 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định:

     

    Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng

    Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

                Do đó nếu Tòa án chậm đưa vụ án ra xét xử gây ảnh hưởng đến quyền lợi của anh và gia đình thì anh có thể làm đơn khiếu nại về việc chậm đưa vụ án ra xét xử và gửi tòa án.

     

    Thứ 3:  Pháp luật có quy đinh về thời hiệu như sau:

    Hiện nay gia đình anh đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tài sản này thuộc về quyền sở hữu của gia đình. Vì vậy nếu anh không được gia đình ủy quyền giải quyết tranh chấp thì anh không thể tự quyết định. Theo đó việc hòa giải phải có các thành viên trong gia đình là người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia hoặc nếu không tham gia thì họ phải đồng ý về nội dung hòa giải.

    Bên cạnh đó thời hiệu khởi kiện đã hết, theo quy định:

    Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. ”

                Từ những căn cứ trên có thể thấy yêu cầu của phía nguyên đơn là chưa có căn cứ hợp lý.

    Trân trọng.

    #ff0000;">(Bài dự thi Dân luật cùng vui)

    Cập nhật bởi tuyenthu13 ngày 23/12/2010 11:48:03 AM

    Huỳnh Tuyên Thư

    Email: Huynhthu158@yahoo.com.vn

    ĐT : 09888 66 445

     
    Báo quản trị |  
  • #74874   23/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Theo
    #0072bc;">hongtoan85 thì bạn ấy đã tìm hiểu các văn bản về luật, nên có lẽ việc trích dẫn các điều luật là không cần thiết nữa. Mà ở đây có 2 câu hỏi cần được làm rõ.

    1. Tòa án không thông báo về việc thụ lý vụ án mà triệu tập luôn là đúng hay sai?
    2. Vụ án đã quá 6 tháng có vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử hay không?

    Và nhận định về hướng giải quyết.

    Xin được trả lời bổ sung như sau:


    1. Vụ án thụ lý ngày 04/6/2010, và đến ngày 14/6/2010 triệu tập giải quyết lần đầu tiên mà không có thông báo việc thụ lý vụ án thì Tòa án đã vi phạm nghĩa vụ thông báo thụ lý.


    Trong các lần hòa giải, nếu tòa án chỉ phát giasy triệu tập thi vi phạm nghĩa vụ thông báo phiên hòa giải.


    Nhưng vi phạm đó đều là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vì nó xâm phạm đến quyền của bị đơn quy định tại điểm g khoản  Điều 58, điểm d khoản 1 Điều 60, Điều 175 BLTTDS, làm cho bị đơn không thể có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc đưa ra các chứng cứ chứng minh để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


    2. Theo Điều 179 BLTTDS thì thời gian tối đa kể từ ngày thụ lý vụ án đến ngày mở phiên tòa lần đầu tiên là 8 tháng. Vì vậy đến nay Tòa án chưa vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử.


    3. Về hướng giải quyết:

    Cho dù tại UBND xã, cả gia đình bạn có cùng thỏa thuận ký vào biên bản hòa giải, nhưng sau đó không muốn thực hiện sự thỏa thuận đó nữa thì biên bản đó cũng không phải là căn cứ pháp lý để Tòa án buộc các bên phai thực hiện theo nhxng gì đã thỏa thuận trong biên bản. Đơn giản bởi vì việc giải quyết vụ án dân sự phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng luật định. Mà việc hòa giải ở xã thì không được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Nếu chỉ căn cứ vào việc GCNQSD đất đã được cấp cho hộ gia đình bạn mà khẳng định nó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bạn là thiếu căn cứ. Bởi vì khi đã có tranh chấp thì cần phải xem xét đến nhiều chứng cứ khác nữa như nguồn gốc đất, hồ sơ cấp GCNQSD đất. Ví dụ như trong vụ án này, căn cứ để cấp GCNQSD đất cho gia đình bạn cần phải được xem xét.


    Câu hỏi đặt ra là đất bố mẹ thuê của ông chú, tại sao lại cấp GCNQSD cho bạn? Ông chú còn sống hay đã chết? Nếu đã chết thì những người thừa kế của ông ở đâu sao không thấy đưa họ vào tham gia tố tụng? Và giả sử vì một lý do nào đó mà quyền thuê đất đã được chuyển thành quyền sử dụng thì nó được chuyển từ thời điểm nào, lúc mẹ bạn còn sống hay đã chết?...


    Nói chung, vụ án này còn rất nhiều câu hỏi nữa chưa được làm rõ. Và khi không được cầm hồ sơ trong tay thì không thể đưa ra được câu trả lời hướng giải quyết sẽ như thế nào. Vì nó chưa đủ căn cứ để xác định sự thất khách quan của vụ án.


    Và cũng vì lý o trên mà chưa thể xác định được thời hiệu khởi kiện đang còn hay đã hết. Vì đây có thể là vụ án tranh chấp QSD đất liên quan đến di sản của người chết để lại. Nhưng do hết thời hiệu thừa kế nên chuyển thành vụ án chia tài ản chung và không áp dụng thời hiệu thừa kế theo quy định tại mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP.


    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75040   24/12/2010

    tuyenthu13
    tuyenthu13

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Thân chào,

    1/ Người hỏi đã nêu ra vấn đề và tôi dẫn luật để bạn đọc có thể hiểu quy định, còn việc cơ quan nhà nước làm đúng hay sai thì không cần phải nêu ra thêm.

    2/Bạn đọc hỏi "tại sao chưa có quyết định giải quyết" chứ không hỏi là tại sao chưa xét xử, như vậy trả lời 8 tháng là không đúng theo quy định tại điều 179.

    3/ Như bạn đã nói, 1 vụ việc cần có rất nhiều thông tin, tuy nhiên không phải bao giờ cũng có thể trả lời được hết các câu hoi này. Tôi chỉ trả lời dựa theo các thông tin mà bạn đọc cung cấp.

    Trân trọng!

    Huỳnh Tuyên Thư

    Email: Huynhthu158@yahoo.com.vn

    ĐT : 09888 66 445

     
    Báo quản trị |  
  • #75047   24/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ô! Chào #0072bc;">tuyenthu13!

    Câu hỏi thứ 2 thì đồng ý với bạn, do tôi hiểu sai nội dung bạn đọc muốn hỏi.

    Còn các vấn đề khác thì vì đây là một vụ án có thật, mình không có hồ sơ trong tay mà bạn khẳng định người hỏi có QSD hợp pháp mảnh đất, thời hiệu khởi kiện đã hết là quá vội vàng rồi.


    Hơn nữa, đất đai thuộc sở hữu của nhà nước, nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng chứ cá nhân, tổ chức khôn bao giờ có quyền sở hữu đất đai cả.

    Nếu sau này Tòa án quyết định khác đi, bạn đọc sẽ đánh giá chúng ta không hiểu đúng pháp luật, chứ chẳng có mấy người nghĩ vì họ cung cấp thiếu thông tin.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75110   24/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mọi người cho em hỏi là 03 người chị khởi kiện với nội dung khởi kiện là yêu cầu thực hiện theo biên bản hòa giải ở xã, nhưng Tòa lại gọi lên để giải quyết tranh chấp Quyền sử dụng Đất. Vậy có đúng không nhỉ !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #75395   27/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    boyluat viết:
    Mọi người cho em hỏi là 03 người chị khởi kiện với nội dung khởi kiện là yêu cầu thực hiện theo biên bản hòa giải ở xã, nhưng Tòa lại gọi lên để giải quyết tranh chấp Quyền sử dụng Đất. Vậy có đúng không nhỉ !?


    Chào boyluat!

    Vấn đề em hỏi không có gì mâu thuẫn cả. Bởi biên bản hòa giải ở xã cũng là biên bản giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bên. Trong đó nhưng thỏa thuận giữa các bên được thể hiện trong biên bản.

    Người khởi kiện yêu cầu thực hiện theo biên bản là yêu cầu cụ thể mà họ muốn Tòa án giải quyết. Còn về bản chất thì quan hệ pháp luật cần giải quyết vẫn là tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bên, xuất phát từ việc người bị kiện không đồng ý thực hiện theo sự thỏa thuận đã được thể hiện trong biên bản hòa giải ở xã.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75407   27/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hi, em nghĩ là nguyên đơn yêu cầu bị đơn thực hiện biên bản hòa giải, thì Tòa phải xem xét xem biên bản đó có đúng trình tự thủ tục hay không, có được các bên chấp thuận hay không khi ký - không cần biết đến nguồn gốc. 

    Nếu biên bản có hiệu lực, thì Tòa ra quyết định cho các bên nghiêm túc chấp hành, nếu không thì Tòa ra quyết định biên bản không có hiệu lực, và các bên không cần thực hiện biên bản hòa giải chứ nhỉ. 

    Tức là không cần quan tâm đến giai đoạn trước khi hòa giải, chỉ cần biên bản hòa giải có giá trị pháp lý, thì Tòa phải ra quyết định cho các bên nghiêm túc chấp hành dù nội dung biên bản có ra sao đi nữa chứ. 

    Nếu bên bị không muốn thực hiện, thì lại mới thực hiện phản tố và Tòa mới thực hiện việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất chứ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #75414   27/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    boyluat viết:
    Hi, em nghĩ là nguyên đơn yêu cầu bị đơn thực hiện biên bản hòa giải, thì Tòa phải xem xét xem biên bản đó có đúng trình tự thủ tục hay không, có được các bên chấp thuận hay không khi ký - không cần biết đến nguồn gốc. 

    Nếu biên bản có hiệu lực, thì Tòa ra quyết định cho các bên nghiêm túc chấp hành, nếu không thì Tòa ra quyết định biên bản không có hiệu lực, và các bên không cần thực hiện biên bản hòa giải chứ nhỉ. 

    Tức là không cần quan tâm đến giai đoạn trước khi hòa giải, chỉ cần biên bản hòa giải có giá trị pháp lý, thì Tòa phải ra quyết định cho các bên nghiêm túc chấp hành dù nội dung biên bản có ra sao đi nữa chứ. 

    Nếu bên bị không muốn thực hiện, thì lại mới thực hiện phản tố và Tòa mới thực hiện việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất chứ.


    Một biên bản thỏa thuận giữa các bên có được thông qua việc hòa giải ở cơ sở không bao giờ có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải thực hiện. 

    Bởi vì sự thỏa thuận được thực hiejn ựa trên nguyên tắc tự nguyện, khi họ không tự nguyện nữa thì chắc pháp luật không quy định một chế tài nào bắt buộc họ thực hiện cả.

    Ngay cả việc thỏa thuận của các đương sự có được thông hòa giải theo thủ tục tố tụng tại Tòa án cũng không bao giờ có giá trị pháp lý bắt buộc họ phải thực hiện ngay. 

    Mà họ có quyền thay đổi sự thỏa thuận đó trong hạn 7 ngày kể từ ngày biên bản công nhận sự thỏa thuận được lập. Nếu trong hạn đó mà họ thay đổi thì Tòa án buộc phải đưa ra xét xử, và khi đó việc giải quyết phải căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không phải căn cứ vào sự thỏa thuận trước đó của họ nữa.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75198   25/12/2010

    hongtoan85
    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi xin diễn giải thêm.

    Mẹ tôi mất năm 1986, giấy chứng nhận QSD đất được cấp năm 1995.

    Những năm cách mạng, ông chú tôi có tham gia cách mạng, cho gia đình tôi thuê, quản lý sử dụng và giữ gìn đất. Nguồn gốc đất này của ông chú tôi, ông chú tôi là địa chủ ngày xưa.

    Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1975, ông chú không đòi lại đất mà cho gia đình sử dụng để sinh sống, (không có giấy tờ chứng minh chỉ nói bằng miệng) và các người con của ông chú cũng không có đòi lại đất mặt dùng vẫn ở gần đó, đến khi Nhà nước các chính sách đối với nông dân như: "người cày có ruộng",.....

    Đến năm 1995 căn cứ vào Luật đất đai năm 1993, Nhà nước XHCN công nhận QSD đất này cho hộ gia đình.

    Như vậy thì QSD đất này của gia đình có hợp pháp hay không.

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    Báo quản trị |  
  • #75412   27/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    hongtoan85 viết:
    Tôi xin diễn giải thêm.

    Mẹ tôi mất năm 1986, giấy chứng nhận QSD đất được cấp năm 1995.

    Những năm cách mạng, ông chú tôi có tham gia cách mạng, cho gia đình tôi thuê, quản lý sử dụng và giữ gìn đất. Nguồn gốc đất này của ông chú tôi, ông chú tôi là địa chủ ngày xưa.

    Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1975, ông chú không đòi lại đất mà cho gia đình sử dụng để sinh sống, (không có giấy tờ chứng minh chỉ nói bằng miệng) và các người con của ông chú cũng không có đòi lại đất mặt dùng vẫn ở gần đó, đến khi Nhà nước các chính sách đối với nông dân như: "người cày có ruộng",.....

    Đến năm 1995 căn cứ vào Luật đất đai năm 1993, Nhà nước XHCN công nhận QSD đất này cho hộ gia đình.

    Như vậy thì QSD đất này của gia đình có hợp pháp hay không.


    Chào hongtoan85!

    Sau giải phóng miền nam, cả 3 người chị lấy chồng ở riêng, chỉ còn mẹ bạn và bạn ở trên mảnh đất thuê của ông chú. Như vậy quyền thuê đất chỉ có mẹ bạn và bạn, còn 3 người chị không có quyền này vì còn không còn chung sống trong cùng một hộ nữa.

    Theo bạn trình bày thì ông chú là địa chủ và Nhà nước thực hiện chính sách đất đai "người cày có ruộng". 
    Như vậy, đất từ QSD của ông chú được chuyển sang quyền sử dụng của gia đình bạn do thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước theo một trong các văn bản sau:

    - Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05/3/1975 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về chính sách ruộng đất.

    - Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20/8/1976 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề ruộng đất ở miền Nam.

    - Quyết định só 188/CP ngày 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ nước CHXHCNVN về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam.

    - Quyết định só 318/CP ngày 14/12/1978 của Hội đồng Chính phủ nước CHXHCNVN về xóa bỏ hình thức bóc lột TBCN về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn miền Nam.

    - Quyết định só 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ nước CHXHCNVN về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

    Và hiện nay, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng trong các trường hợp trên (và còn một số trường hợp khác) nữa. Nghĩa là gia đình ông chú không có quyền đòi lại đất đã giao cho gia đình bạn. 

    Tuy nhiên, dựa vào thông tin bạn cung cấp thì không thể xác định được khi thực hiện chính sách đất đai, Nhà nước giao cho cả mẹ bạn và gia đình bạn, hay chỉ giao cho gia đình bạn sử dụng? Giao vào thời điểm bạn đã lập gia đình hay chưa? Nếu lập gia đình rồi thì đã có con hay chưa, bao nhiêu con? Những thông tin này chỉ có thể có được khi tìm lại được sổ sách, giấy tờ về ruộng đất lưu giữ tại địa phương. Do đó không ai có thể đưa ra cho bạn câu trả lời chính xác thông qua diễn đàn ngoài Tòa án đang trự tiếp giải quyết vụ án.

    Nhưng có thể hình dung như sau:

    - Nếu giao cho gia đình bạn (không có mẹ) thì các chị của bạn không có quyền đòi chia vì nó không phải là di sản thừa kế do mẹ bạn để lại.

    - Nếu có cả mẹ bạn thì mẹ cũng chỉ có quyền sử dụng 1 phần tương ứng (ví dụ tại thời điểm đó hộ gia đình có mẹ bạn, vợ chồng bạn và 2 con thì mẹ bạn được quyền sử dụng 1/5 trên tổng số diện tích) và phần đó là di sản thừa kế mẹ bạn để lại. Tuy nhiên đến nay thời hiệu thừa kế đã hết nên Tòa án không được chia thừa kế nữa. Mà Tòa án chỉ được áp dụng các quy địn của pháp luật dân sự về tài sản chung để chia tài sản chung, với điều kiện tất cả các thừa kế (trong đó có bạn) thừa nhận với nhau trong tổng số diện tích đó có một phần là di sản mẹ bạn để lại chưa chia.

    Trân trọng!


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75269   26/12/2010

    thanhtung111
    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào các anh, chị.

    Em đọc bài này thấy có điều không hiểu, em xin hỏi rõ những điều sau:

    1- Theo như trình bày của Anh hongtoan86 thì. Năm 1986 ba mẹ anh đều đã mất, 03 người chị thì đã lập gia đình sống riêng từ năm 1975.

    Năm 1995. được nhà nước cấp CNQSDĐ, vậy nhà nước cấp GCN cho ai? ( hộ gia đình có 6 người, 6 người đó là những ai?)
     GCNQSDĐ cấp cho 06 người, khi UBNDX mời anh lên để giải quyết thì mời 1 mình anh?

    2- năm 2009, tại UBND xã anh đã có đồng ý cho 03 người kia đất, nhưng nay Tòa án lại triệu tập để giải quyết tranh chấp " hợp đồng mua bán" giữa anh với 03 người kia. 

    Vậy hợp đồng đó ở đâu ra? do ai lập? hợp đồng bằng văn bản hay hợp đồng miệng? Thật sự là em không hiểu. mong anh nói rõ hơn
     
    Báo quản trị |  
  • #75270   26/12/2010

    hongtoan85
    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào anh thanhtung111!

    1- Năm 1995 nhà nước cấp GCN QSD đất cho cả hộ gia đình gồm 06 thành viên (tôi, vợ tôi và 04 người con của tôi)

    Trong thư mời giải quyết tranh chấp thì UBND xã chỉ mời cá nhân tôi. Không có ghi mời Hộ hay những người trong hộ.

    2- Giữa tôi và 03 người kia không có mua bán gì cả. Khi tôi lên Tòa án thì thẩm phán trả lời do bộ phận đánh máy sai.

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    Báo quản trị |  
  • #75417   27/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hi, em hiểu oy, cảm ơn anh nhé. Nhưng mà nếu như thế thì tranh chấp đất đai cần quái gì phải làm thủ tục hòa giải nữa nhỉ, thích thì tuân theo biên bản hòa giải, không thích thì không tuân theo.

     Tranh chấp dạng này thì làm gì có thời hiệu khởi kiện. Mà cái thời hạn 7 ngày kia hình như là của hòa giải theo thủ tục tố tụng với bên đứng ra hòa giải là Tòa án chứ có phải UBND đâu ạ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #75427   27/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần



    Thế nó mới dở hơi. Trước Luật đất đai 1993 không quy định phải qua hòa giải ở cơ sở có sao đâu.
    Còn cái 7 ngày đó anh cũng đã viết là theo thủ tục tố tụng tại Tòa án ròi mà.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75499   27/12/2010

    hongtoan85
    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật đất đai năm 1993 ra đời, trước đó gia đình không có giấy tờ gì liên quan đến mãnh đất. 
    Sau đó, cán bộ của xã xác minh làm thủ tục cấp GCN QSD đất cho gia đình, chứ gia đình không tự ý đi đăng ký quyền sử dụng đất. Thời điểm đó gia đình lo việc sinh sống không có nghĩ gì đến việc làm thủ tục đất đai.
    Theo luật thì hồ sơ được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp nên gia đình mới được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    Báo quản trị |