Chào bạn!
Mình có một vài trao đổi sau:
+ Áp dụng ở đây là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, chưa sửa đổi, bổ sung.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 427 BLDS. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.
Trong trường hợp này thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của ông B xị xâm phạm là 01/02/2006 – lúc hai bên kí kết giao nhận hàng hóa theo hợp đồng.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, mục I, Điều 1 khoản 1.1 điểm c quy định về việc xác lập lại thời điểm để tính thời hiệu như sau:
”c) Trường hợp các bên đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân sự, mà thoả thuận đó như một hợp đồng mới thay thế hợp đồng cũ hoặc hoàn toàn độc lập với hợp đồng cũ, thì việc xác định thời hiệu đối với thoả thuận mới được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.”
Trường hợp này, 2 bên vẫn đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân sự như thỏa thuận: ông B đã gửi đơn khiếu nại đến ông A và yêu cầu ông A phải trả lại số tiền cho mình, nếu không ông B sẽ kiện ông A ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì muốn giữ uy tín với khách hàng, ngày 10/05/2006 ông A có văn bản trả lời sẽ trả lại số tiền trên cho ông B sau khi trừ đi các chi phí hợp lý..
Theo đó, những thảo thuận mới được 2 bên thực hiện thay thế hợp đồng cũ hoặc hoàn toàn độc lập với hợp đồng cũ, thì thời hiệu sẽ bắt đầu vào ngày 10/05/2006.
Vậy, Tòa án X đã từ chối thụ án vì cho rằng ông B đã hết thời hiệu khởi kiện là không đúng.
+ Áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã có hiệu lực, theo quy định mới của Bộ luật này thì thời hiệu khởi kiện ở đây không được hiểu là thời hiệu thụ lý đơn, mà phải được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi đó hết thời hạn mà họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Toà án luôn có trách nhiệm phải thụ lý đơn khởi kiện và không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu. Cụ thể, luật quy định Tòa án không được trả lại đơn vì lý do thời hiệu đã hết, mà khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, nếu thấy thời hiệu khởi kiện đã hết thì tùy theo từng trường hợp mà Tòa án giải quyết theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp này, xem xét tình hình thực tế, Tòa có thể đưa ra xét xử hoặc đình chỉ vụ án.
Như vậy, Tòa căn cứ vào việc hết thời hiệu để trả lại đơn khởi kiện của bạn là không đúng.
Chúc bạn hoàn thành tốt!