Thời hạn ra quyết định thi hành án và thời hạn thực hiện thi hành án

Chủ đề   RSS   
  • #606653 07/11/2023

    Thời hạn ra quyết định thi hành án và thời hạn thực hiện thi hành án

    Kính thưa quý Luật sư,

    Hiện nhân viên công ty em đang liên quan tới một vụ án hình sự, người này đã qua các lượt xét xử và toà án đã có quyết định bác đơn kháng cáo, tuyên y Bản án hình sự sơ thẩm và đã có hiệu lực từ 11/09/2023. Nhưng tới nay 07/11/2023 vẫn chưa có quyết định thi hành án và nhân viên này vẫn đang làm việc bình thường.

    Luật sư cho em hỏi 2 vấn đề:

    1. Vậy đến khi nào nhân viên này mới thực  hiện việc chấp hành án ( tù giam 27 tháng)

    2. Công ty em có được phép ra quyết định thôi việc theo khoản 4, điều 34 Luật lao động hay không ạ?

    Chân thành cảm ơ luật sư giải đáp,

     

     
    930 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DNPVietNam vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #607116   27/11/2023

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần


    Thời hạn ra quyết định thi hành án và thời hạn thực hiện thi hành án

    Căn cứ theo Điều 364 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án cụ thể như sau:

    Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án:

    1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.

    2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

    Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.

    3. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án.

    Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.

    Theo đó, hiện nay thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

    Tuy nhiên, trường hợp như bạn nêu có thể thuộc trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt. Căn cứ Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

    - Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

    - Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

    - Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    - Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

    ...

    Như vậy, nếu người lao động bị kết án nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do (căn cứ vào bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án) thì công ty có quyển chấm dứt hợp dồng lao động.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2023)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;