Theo mình, bắt buộc phải nhập vụ án để điều tra để thực hiện đúng Đ117 BLTTHS và đảm bảo nguyên tắc có lợi của bị can, bị cáo. về thời hạn điều tra trong trường hợp nhập vụ án: để thuận cho việc điều tra thì thời hạn nên tính kể từ khi khởi tố vụ án cuối cùng, và áp dụng thời hạn của tội nặng nhất.
VD: Ngày 20/08/2014 CQĐT huyện A khởi tố D về tội trộm cắp tài sản. Ngày 16/10/2014 CQĐT huyện B khởi tố D về tội trộm cắp tài sản. Ngày 19/10/2014 CQĐT huyện B chuyển vụ án cho huyện A để nhập vụ án. Thì buộc phải tính thời hạn điều tra lại từ khi huyện B khởi tố mới đảm báo cho công tác điều tra.
Và cùng vì vậy nếu có tạm giam thì cũng áp dụng lệnh giam đối với vụ án mới. Điều này là phù hợp với hướng dẫn tại thông tư liên tịch 05 ngày 07/09/2005.
18.2. Trường hợp đang điều tra vụ án mà lại khởi tố điều tra bổ sung về một tội phạm khác thì việc điều tra đối với các hành vi phạm tội trong vụ án được thực hiện đồng thời và thời hạn điều tra được tính tiếp kể từ khi ra quyết định khởi tố đối với hành vi phạm tội sau cho đến khi kết thúc điều tra đối với tất cả các hành vi phạm tội theo qui định tại Điều 119 của BLTTHS.
Thời hạn tạm giam bị can trong trường hợp này được áp dụng theo từng tội phạm. Nếu hết thời hạn tạm giam bị can (kể cả đã gia hạn) hoặc bị can không bị tạm giam về tội phạm khởi tố trước mà xét cần tạm giam để điều tra về tội phạm được khởi tố sau thì ra lệnh tạm giam bị can về tội phạm đó theo qui định tại Điều 120 của BLTTHS.
Ví dụ: đang điều tra vụ án trộm cắp thuộc loại tội ít nghiêm trọng được hai tháng, sau đó khởi tố bổ sung để điều tra bị can này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng thuộc loại tội ít nghiêm trọng thì thời hạn điều tra chung của vụ án được tính tiếp, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án về tội lừa đảo đó. Nếu bị can chưa bị tạm giam hoặc hết thời hạn tạm giam về tội trộm cắp (kể cả đã gia hạn) mà xét cần tiếp tục tạm giam thì ra lệnh tạm giam bị can về tội lừa đảo.