Thời hạn của bản sao y là bao lâu?

Chủ đề   RSS   
  • #328450 16/06/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    Thời hạn của bản sao y là bao lâu?

    Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức khi xử lý hồ sơ từ chối tiếp nhận bản sao được chứng thực quá thời hạn ba tháng hoặc sáu tháng kể từ ngày bản sao được chứng thực. Vậy việc làm này có đúng luật hay không?

    Khoản 1 điều 3 Nghị định 79 quy định: “Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch”.

    Đồng thời, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.

    Như vậy, việc từ chối tiếp nhận bản sao quá thời hạn ba tháng hoặc sáu tháng của cơ quan, tổ chức là trái luật.

    Xét dưới góc độ thực tiễn, nên chia bản sao được chứng thực thành 2 loại sau:

    - Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn (bảng điểm, bằng cử nhân, kỹ sư…) thì bản sao có giá trị pháp lý vô hạn.

    - Bản sao “hữu hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn (chứng minh nhân dân…) thì bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn bản gốc còn giá trị.

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 16/06/2014 10:49:23 SA
     
    58809 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #328518   16/06/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cảm ơn chú!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    quynhbacsang (22/06/2014)
  • #328584   17/06/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Mình nhớ không nhầm thì trong hồ sơ đi xin việc hay bất cứ thủ tục nào với cơ quan nhà nước cũng thường yêu cầu bản sao còn  hiệu lực. Mà mỗi lần đi chứng thực là tốn biết bao thời gian.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    dohuuloi (21/06/2014)
  • #328593   17/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Quy định thời hạn của bản sao là bao lâu hoặc không có thời hạn thì cũng không quan trọng bằng việc buộc họ phải tự đối chiếu khi được xuất trình bản chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #329319   20/06/2014

    ngocan5678
    ngocan5678

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    sao bây giờ vẫn còn 1 số cơ quan vẫn yêu cầu trong khi Nghị định 79 có lâu rồi...chẳng biết đường lần...không làm theo thì hồ sơ không đủ điều kiện

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocan5678 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (20/06/2014)
  • #329325   20/06/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cái khó là luật hay người thực hiện không xác định được văn bản nào là hữu hạn và văn bản nào là vô hạn?

    Ví dụ: Giấy khai sinh thoạt nhìn thì bảo nó là vô hạn nhưng nó có thể bị thay đổi chứ, mà nó lại không có thời hạn, thế thì phân nó vào loại nào? Giấy đăng ký kết hôn cũng vậy. Ngay cả chứng minh nhân dân, sao tháng trước tháng sau chuyển tỉnh đổi chứng minh nhân dân mới, nộp bản sao cũ vẫn hợp lệ nhưng nó đâu còn đúng.

    Tóm lại phải hiện đại hóa hệ thống dữ liệu lưu trữ thông tin nhân thân thì là bảo đảm nhất và cũng chẳng cần phải sao làm gì.

     

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 20/06/2014 03:20:22 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (20/06/2014) phamthanhhuu (20/06/2014)
  • #329354   20/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Unjustice viết:

    Cái khó là luật hay người thực hiện không xác định được văn bản nào là hữu hạn và văn bản nào là vô hạn?

    Ví dụ: Giấy khai sinh thoạt nhìn thì bảo nó là vô hạn nhưng nó có thể bị thay đổi chứ, mà nó lại không có thời hạn, thế thì phân nó vào loại nào? Giấy đăng ký kết hôn cũng vậy. Ngay cả chứng minh nhân dân, sao tháng trước tháng sau chuyển tỉnh đổi chứng minh nhân dân mới, nộp bản sao cũ vẫn hợp lệ nhưng nó đâu còn đúng.

    Tóm lại phải hiện đại hóa hệ thống dữ liệu lưu trữ thông tin nhân thân thì là bảo đảm nhất và cũng chẳng cần phải sao làm gì.

     

    Đây là thuộc phạm trù "cái chung" và "cái riêng" rồi !

    Luật chỉ điều chỉnh cái phổ biến, chung nhất chứ không thể điều chỉnh 100% . Bạn Unjustice đặt vấn đề chắc để thảo luận mà thôi !

    Khai sinh là hồ sơ gốc. Đặt nghi vấn về thời hiệu có hiệu lực của nó thì kéo theo mọi giấy tờ khác đều vô giá trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #329375   20/06/2014

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào mọi người!
    Về vấn đề này thì QQ xin có ý kiến nhỏ thế này:

    Hiện tại thì nghị định 79/2007/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến chứng thực bản sao từ bản chính đều không quy thời hạn sử dụng bản sao là bao lâu cả, chiếu theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì có thể hiểu bản sao sẽ được sử dụng không thời hạn.

    Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thì không thể như vậy được, vì đã gọi là bản sao thì độ chính xác sẽ không bao giờ so sánh bằng với bản gốc (không xét về văn bản giả hay thật) bởi lẽ trong quá trình sử dụng thì có thể văn bản gốc sẽ có những thay đổi nhất định, tôi xin lấy hai ví dụ cụ thể để mọi người có thể hiểu tại sao nhiều cơ quan nhà nước khi kiểm tra các giấy tờ lại yêu cầu xuất trình bản chính hoặc bản sao trong thời hạn 3-6 tháng.

    Ví dụ 01: Đối với giấy khai sinh, theo như bạn Hungmaisuca thì Giấy khai sinh là hồ sơ gốc,  theo tôi điều này hoàn toàn không chính xác vì theo quy định tại Điều 27 BLDS 2005 thì cá nhân có quyền thay đổi họ tên của mình, như vậy khi thay đổi họ tên thì giấy khai sinh cũng sẽ phải thay đổi => bản sao của giấy khai sinh trước đây sẽ không còn phù hợp => không có giá trị sử dụng.

    Ví dụ 02: Trong một vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất phía nguyên đơn xuất trình cho Tòa án bản sao GCNQSDĐ được chứng thực trước khi nộp đơn khởi kiện 03 tháng, phía bị đơn không xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( vì hiện tại nguyên đơn là bên đang đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ). Nếu Tòa án chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận QSDĐ mà nguyên đơn cung cấp thì vụ án có nhiều nguy cơ bị hủy án với lý do: trong thời gian 02 tháng trước khi khởi kiện, phía nguyên đơn đã làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân Hàng A để vay vốn ..., nếu chỉ nhìn vào bản sao giấy CNQSDĐ  để giải quyết vụ án thì chắc chắn bản án sẽ bị hủy vì Tòa đã bỏ sót người có quyền, nghĩa vụ liên quan. (Bài học xương máu).

    Vài dòng chia sẻ với mọi người!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #329390   20/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn QuyetQuyen945.

    Chào mọi người!
    Về vấn đề này thì QQ xin có ý kiến nhỏ thế này:

    Hiện tại thì nghị định 79/2007/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến chứng thực bản sao từ bản chính đều không quy thời hạn sử dụng bản sao là bao lâu cả, chiếu theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì có thể hiểu bản sao sẽ được sử dụng không thời hạn.

    Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thì không thể như vậy được,(không có căn cứ pháp luật cho nhận định này) vì đã gọi là bản sao thì độ chính xác sẽ không bao giờ so sánh bằng với bản gốc (không xét về văn bản giả hay thật) bởi lẽ trong quá trình sử dụng thì có thể văn bản gốc sẽ có những thay đổi nhất định (không có một chút căn cứ pháp luật nào cả), tôi xin lấy hai ví dụ cụ thể để mọi người có thể hiểu tại sao nhiều cơ quan nhà nước khi kiểm tra các giấy tờ lại yêu cầu xuất trình bản chính hoặc bản sao trong thời hạn 3-6 tháng.

    Ví dụ 01: Đối với giấy khai sinh, theo như bạn Hungmaisuca thì Giấy khai sinh là hồ sơ gốc,  theo tôi điều này hoàn toàn không chính xác vì theo quy định tại Điều 27 BLDS 2005 thì cá nhân có quyền thay đổi họ tên của mình, như vậy khi thay đổi họ tên thì giấy khai sinh cũng sẽ phải thay đổi => bản sao của giấy khai sinh trước đây sẽ không còn phù hợp => không có giá trị sử dụng.

    Điều 26. Quyền đối với họ, tên

    1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

    2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    Dù có thay đổi họ tên thì tên lúc đầu không mất đi và vẫn là tên gốc, tên sữa đổi chỉ được ghi chú về sự thay đổi.

    Ví dụ 02: Trong một vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất phía nguyên đơn xuất trình cho Tòa án bản sao GCNQSDĐ được chứng thực trước khi nộp đơn khởi kiện 03 tháng, phía bị đơn không xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( vì hiện tại nguyên đơn là bên đang đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ). Nếu Tòa án chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận QSDĐ mà nguyên đơn cung cấp thì vụ án có nhiều nguy cơ bị hủy án với lý do: trong thời gian 02 tháng trước khi khởi kiện, phía nguyên đơn đã làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân Hàng A để vay vốn ..., nếu chỉ nhìn vào bản sao giấy CNQSDĐ  để giải quyết vụ án thì chắc chắn bản án sẽ bị hủy vì Tòa đã bỏ sót người có quyền, nghĩa vụ liên quan. (Bài học xương máu).

    Việc xét xử nếu bị đơn hoặc nguyên đơn không đưa người có quyền và nghĩa vụ liên quan vô thì TA có nhiệm vụ đó thông qua quá trình điều tra. Ví dụ : yêu cầu cung cấp thông tin địa chính chứ không chỉ phụ thuộc vào chứng cứ do đương sự cung cấp.

    Mặc khác, dù Giấy chứng nhận đang thế chấp, nếu chủ sở hửu yêu cầu thì ngân hàng đang giữ giấy chứng nhận phải lấy bản chính để phô tô và sao ý cho khách hàng. Không có lý do gì từ chối (ví dụ họ cần bản sao có chứng thực để nhập hộ khẩu) ; nên yêu cầu cung cấp bản sao có chứng thực gần nhất không có ý nghĩa.

    Tóm lại chỉ vì lợi ích cá nhân và muốn đẩy khó khăn cho người dân nên đặt ra các yêu cầu trái luật, thay vì chỉ cần xuất trình bản chính để đối chiếu như luật định.

     
    Báo quản trị |  
  • #329538   22/06/2014

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn QuyetQuyen945.

    Chào mọi người!
    Về vấn đề này thì QQ xin có ý kiến nhỏ thế này:

    Hiện tại thì nghị định 79/2007/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến chứng thực bản sao từ bản chính đều không quy thời hạn sử dụng bản sao là bao lâu cả, chiếu theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì có thể hiểu bản sao sẽ được sử dụng không thời hạn.

    Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thì không thể như vậy được,(không có căn cứ pháp luật cho nhận định này) vì đã gọi là bản sao thì độ chính xác sẽ không bao giờ so sánh bằng với bản gốc (không xét về văn bản giả hay thật) bởi lẽ trong quá trình sử dụng thì có thể văn bản gốc sẽ có những thay đổi nhất định (không có một chút căn cứ pháp luật nào cả), tôi xin lấy hai ví dụ cụ thể để mọi người có thể hiểu tại sao nhiều cơ quan nhà nước khi kiểm tra các giấy tờ lại yêu cầu xuất trình bản chính hoặc bản sao trong thời hạn 3-6 tháng.

    Đối với ý đầu tiên bạn cho rằng nhận định của tôi không có căn cứ thì bạn nên xem lại giá trị của bản sao được quy định như thế nào? ( Nếu bạn muốn thực tế thì thử xuất trình bản sao của giấy chứng nhận đăng ký xe khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xuất trình thử xem bản sao y của bạn có được chấp nhận không?).

    Đối với ý thứ hai thì tôi cho rằng tôi không cần dẫn căn cứ pháp lý vì điều này đã quá rõ ràng theo những quy định của pháp luật về việc cấp đổi, sửa đổi, cập nhật biến động trên các văn bản gốc ( ví dụ sinh động nhất là đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữ nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, văn bản này sẽ được thay đổi theo thời gian theo những hành vi của chủ sử dụng, (cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng...)).

     

    hungmaiusa viết:

    Điều 26. Quyền đối với họ, tên

    1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

    2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    Dù có thay đổi họ tên thì tên lúc đầu không mất đi và vẫn là tên gốc, tên sữa đổi chỉ được ghi chú về sự thay đổi.

    Khi đã thay đổi họ tên thì bạn sử dụng tên nào? bản sao từ giấy khai sinh trước đây có giá trị sử dụng không?

    hungmaiusa viết:

    Việc xét xử nếu bị đơn hoặc nguyên đơn không đưa người có quyền và nghĩa vụ liên quan vô thì TA có nhiệm vụ đó thông qua quá trình điều tra. Ví dụ : yêu cầu cung cấp thông tin địa chính chứ không chỉ phụ thuộc vào chứng cứ do đương sự cung cấp.

    Mặc khác, dù Giấy chứng nhận đang thế chấp, nếu chủ sở hửu yêu cầu thì ngân hàng đang giữ giấy chứng nhận phải lấy bản chính để phô tô và sao ý cho khách hàng. Không có lý do gì từ chối (ví dụ họ cần bản sao có chứng thực để nhập hộ khẩu) ; nên yêu cầu cung cấp bản sao có chứng thực gần nhất không có ý nghĩa.

    Tóm lại chỉ vì lợi ích cá nhân và muốn đẩy khó khăn cho người dân nên đặt ra các yêu cầu trái luật, thay vì chỉ cần xuất trình bản chính để đối chiếu như luật định.

    Ví dụ tôi trích dẫn là vụ án dân sự nên Tòa án không điều tra ( kể cả hình sự thì Tòa án cũng không thực hiện điều tra), Tòa án cũng không thể tự mình yêu cầu cung cấp thông tin địa chính. Việc ngân hàng cung cấp bản sao y thì đơn giản, nhưng liệu Tòa án có biết để đưa Ngân hàng vào tham gia với tư cách là người có quyền nghĩa vụ liên quan? và căn cứ vào đâu để Tòa án đưa vào?...

    Tóm lại, quan điểm của tôi là bản sao y chỉ có thể sử dụng trong một thời hạn nhất định, không được sử dụng vô thời hạn, trong trường hợp cá nhân, tổ chức xuất trình bản sao thì cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu cung cấp bản chính để đối chiếu để đảm bảo tính chính xác.

    P/s: Nếu không xuất trình được bản chính thì không thể biết văn bản chính của bản sao có còn tồn tại hay không? ( có nhiều trường hợp văn bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ nhưng cá nhân, tổ chức vẫn xuất trình bản sao y để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền).

     
    Báo quản trị |  
  • #329380   20/06/2014

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào các bạn!

    Theo quan điểm của mình thì cần tiến đến việc quy định rằng khi giao dịch hay thực hiện công việc thì cá nhân, tổ chức chỉ cần cung cấp bản photo và bản gốc để cán bộ, cơ quan đối chiếu tại thời điểm đó. Có chữ ký của người đối chiếu và chịu trách nhiệm việc này (kể cả trách nhiệm hình sự nếu cố ý chứng nhận sai gây hậu quả).

    Nếu có nghi ngờ tính trung thực, xác thực của bản photo (đã được đối chiếu) thì yêu cầu xuất trình bản chính...

    Còn đối với việc sao y chứng thực thì nên quy định một số trường hợp cần thiết thôi. Và giới hạn thời hạn có giá trị của nó.

    Vì thực tiễn cho thấy, cá nhân, tổ chức tốn rất nhiều tiền, thời gian cho việc sao y bản chính mà không cần thiết.

    Thậm chí một số cơ quan, tổ chức dù đưa bản sao có chứng thực nhưng vẫn yêu cầu đưa bản chính. Chắc là để cho chắc ăn quá...

    Theo tôi, không cần thiết cung cấp bản sao y các giấy tờ như CMND, Hộ chiếu, bằng cấp, ... trong khi chỉ cần cung cấp bản photo kèm bản chính để đối chiếu.

    Chẳng hạn, khi làm thủ tục tại trại tạm giam Chí Hòa thì các luật sư chỉ cần photo thẻ luật sư + giấy chứng nhận bào chữa kèm bản chính. Sẽ được cán bộ trại giam đối chiếu và cấp giấy trích xuất bị cáo + thẻ vào trại tạm giam...

    Còn thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa thì buộc phải cấp bản sao có chứng thực. Điều này chỉ tốn thêm tiền sao y, tốn thời gian ngồi chờ chực để sao y tại phường,...

    Trong khi cả 2 đều có thể xác thực được giá trị của bản sao (có hay không việc sao y, chứng thực)

    Mặt khác, hiện cán bộ nhận hồ sơ sao y, chứng thực chỉ dùng mắt thường để đối chiếu. Nên khó mà phát hiện bản chính là giả hay không? Tôi đã từng nhận được 1 email quảng cáo làm bằng giả. Các đối tượng này cam kết là sao y, chứng thực được các bằng giả này mới lấy tiền...

    Tôi nghĩ ai cũng hiểu nên các cơ quan nhà nước cũng biết rất rõ, nhưngcó thể khoản tiền thu được khá lớn nên khó từ bỏ việc này. 

    Đây là quan điểm của tôi và mong sẽ có sự thay đổi để thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, tiện lợi cho người dân,...

    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 20/06/2014 08:52:23 CH

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (20/06/2014)
  • #329384   20/06/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Xét về góc độ bản sao thường sẽ có 2 loại:

    Loại 1 là sao các loại giấy tờ về hộ tịch đây là sao từ sổ hộ tịch

    Loại 2 là sao từ bản chính

    Dù sao từ bản nào đi chăng nữa thì giá trị được xác định từ ngày sao trở về ngày cấp, có nghĩa là trong khoảng thời gian đó tồn tại 1 bản chính như vậy. Còn việc bản sao có giá trị bao lâu thì không thể xác định được vì ngay ngày hôm sau (so với ngày sao) có khi bản chính đó đã không còn và có khả năng thay đổi 1 bản khác (Vì dụ như CMND 09 số đã sao song liền sau đó bị mất và cấp 1 bản chính mới 12 số).

    Việc yêu cầu giá trị bản sao có giá trị bao nhiêu lâu đối với cán bộ, cá nhân hay tổ chức tiếp nhận hồ sơ là không đúng thậm trí trái với quy định của pháp luật. Khi tiếp nhận hồ sơ có thể tiếp nhận bản photo, bản sao y và đối chiếu với bản chính là được.

    Thói quyen cứ phải tiếp nhận bản sao y cũng nên phải xem xét lại, nên chăng chỉ áp dụng trong trường hợp hồ sơ được gửi gián tiếp, còn hồ sơ gử trực tiếp chỉ cần người tiếp nhận tiếp nhận bản photo đối chiếu bản chính và xác nhận đã đối chiếu là được.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (20/06/2014) hungmaiusa (20/06/2014)
  • #329406   20/06/2014

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    mình thấy việc hiệu lực pháp lý với họ yêu cầu nộp bản công chứng trong vòng 6 tháng có liên quan gì với nhau đâu? hiệu lực thì có hiệu lực còn họ có dùng hay không là việc của họ (theo mình là để cho dễ xác minh thôi)

     
    Báo quản trị |  
  • #329420   21/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    hipgov viết:

    mình thấy việc hiệu lực pháp lý với họ yêu cầu nộp bản công chứng trong vòng 6 tháng có liên quan gì với nhau đâu? hiệu lực thì có hiệu lực còn họ có dùng hay không là việc của họ (theo mình là để cho dễ xác minh thôi)

    Vấn đề là nếu còn hiệu lực thì họ không có quyền không chấp nhận bản sao đó.

    "hiệu lực thì có hiệu lực còn họ có dùng hay không là việc của họ (theo mình là để cho dễ xác minh thôi)" : Tất nhiên không thể như bạn nói vì phải nêu lý do không chấp nhận, chứ không thể tùy tiện được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (21/06/2014)
  • #329816   24/06/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 17 để chấn chỉnh tình hình liên quan đến vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #329878   24/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    HuyenVuLS viết:

    Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 17 để chấn chỉnh tình hình liên quan đến vấn đề này.

    Chỉ thị 17 cũng đã giải đáp được một số vướng mắc trong thực tế nhưng tôi nhớ thì đã có chỉ đạo tương tự như vậy rồi nhưng kông hiểu quả.

    Tôi kiến nghị là nên sửa quy định lại theo hướng : Nộp bản sao phải xuất trình bản chính cho CQ tiếp nhận đối chiếu. Nếu không xuất trình được bản chính thì phải có chứng thực bản sao.

    Khác với quy định hiện hành là : Bản sao có chứng thực chỉ là phương án 2, không phải là bắt buộc như bây giờ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (24/06/2014)
  • #329903   24/06/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    hungmaiusa viết:

     

    HuyenVuLS viết:

     

    Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 17 để chấn chỉnh tình hình liên quan đến vấn đề này.

     

     

    Chỉ thị 17 cũng đã giải đáp được một số vướng mắc trong thực tế nhưng tôi nhớ thì đã có chỉ đạo tương tự như vậy rồi nhưng kông hiểu quả.

    Tôi kiến nghị là nên sửa quy định lại theo hướng : Nộp bản sao phải xuất trình bản chính cho CQ tiếp nhận đối chiếu. Nếu không xuất trình được bản chính thì phải có chứng thực bản sao.

    Khác với quy định hiện hành là : Bản sao có chứng thực chỉ là phương án 2, không phải là bắt buộc như bây giờ.

    Chắc chắn là không hiệu quả rồi vì Thủ tướng đâu có trực tiếp làm công tác tiếp nhận giấy tờ . Đối với người nhận hồ sơ, khi đòi bản sao có chứng thực là giảm bớt công việc đối chiếu, đẩy trách nhiệm đối chiếu sang cho cơ quan phường, xã, không phải chịu trách nhiệm khi gặp giấy tờ (bản chính) giả. Một cái nữa là đối với sếp thì nhân viên mình có đối chiếu hay không chỉ có trời mới biết, hỏng lẽ để kiểm tra thì lại yêu cầu nhân viên chụp hình bản chính làm bằng . Vì thế các quy định đòi bản sao có chứng thực khi thực hiện thủ tục vẫn cứ nhan nhản ra đời. Một việc tiện cả đôi đường trong việc tiếp nhận hồ sơ. Thế nên Thủ tướng có ra một chỉ thị chứ nếu có ra mười chỉ thị thì nó cũng vậy.

    Ngoài ra, về phía người dân thì một số người không bị ràng buộc lắm bởi cái phí chứng thực sao y bản chính (trong đó có tui) thích đi chứng một lần cả chục bản cho tiện, khỏi phải đem bản chính đi tới đi lui để đối chiếu khi nộp hồ sơ (lỡ thất lạc bản chính thì phiền, mà tính tui thì hay lơ đãng, hấp tấp dễ quên), vì thiệt ra thì chỉ một số nơi yêu cầu thời hạn sao y thôi chứ không phải tất cả .

    Vì thế nếu không có đột phá cải cách về hệ thống lưu trữ thông tin thì mọi thứ vẫn y như cũ thôi. Là lá la......

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #329833   24/06/2014

    vuninhtt
    vuninhtt

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    nói chung tùy theo mỗi cơ quan, mỗi công ty mà người ta yêu cầu thôi. còn với theo mình cái gì giảm được ngay thì giảm luôn, để tránh TTHC không cần thiết, tốn tiền, tôn thời gian

     

    “Cho la nhận”

    Yahoo : vuduyninh2959

    Mobile : 0944.122.338

    Email : vuninhtt@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #484433   05/02/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch  quy định:

    “1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Hiện nay, pháp luật không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc. Như vậy, có thể hiểu thời hạn của bản sao y là vô thời hạn. Tuy nhiên, trên thực tế đối với các loại giấy tờ khác nhau, đặc biệt là giấy tờ có xác định thời hạn (chứng minh nhân dân…) thì bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn bản gốc còn giá trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #484471   06/02/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Quy định là như thế nhưng khi làm bất kì hồ sơ giấy tờ nào mình thấy chỗ nào cũng yêu cầu bản sao y trong vòng 06 tháng. Nhiều lúc rất tốn công sức để đi sao y, trong khi thì sao y chứng minh hay sao y bằng đại học thì giấy tờ gốc vẫn còn hiệu lực khá lâu. Việc sao y chỉ là để xác minh giấy tờ đó giống bản gốc, vậy sao y thời gian nào chả được, miễn là bản gốc còn hiệu lực và đã có một cơ quan chứng thực cho giấy tờ đó là đúng với bản gốc là được. Nhiều khi thấy các cơ quan doanh nghiệp làm việc dập khuôn quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #485048   21/02/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Tuy nhiên, hiện nay không có quy định về thời hạn có giá trị của các bản sao y này, và trên các bản sao y hay chứng thực không thể hiện thời gian nào thì hết hạn sử dụng.

    Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng các bản sao y. Do đó, thời hạn sử dụng của bản sao y không được quy định cho nên được hiểu là vô thời hạn.

     
    Báo quản trị |