Thời gian xét nâng lương đối với người đã chuyển công tác.

Chủ đề   RSS   
  • #66827 04/11/2010

    Hoangthuy1711

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời gian xét nâng lương đối với người đã chuyển công tác.

    Tôi xin mạn phép hỏi luật sư về vấn đề của mình.

    Tôi tốt nghiệp đại học Kiến Trúc Hà Nội vào tháng 6/2006 khoa Kiến trúc hệ chính quy bằng tốt nghiệp loại khá. Tháng 8/2006 tôi được tuuyển dụng vào công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc Thái Nguyên với công việc chính là kiến trúc sư thiết kế, hưởng mức lương khởi điểm là 2,34.

    Tháng 2/2008 tôi chuyển công tác tại Viễn thông Thái Nguyên, và làm công tác xây dựng cơ bản  là quản lý mảng Kiến trúc- xây dựng của doanh nghiệp và hưởng mức lương chuyên viên  bậc 1/8; hệ số lương 2,34.

    Vậy tôi xin hỏi với thời gian công tác như trên tôi đã đủ điều kiện để xét nâng bậc lương hay chưa? và thời gian tôi công tác tại công ty cũ có được tính vào thời gian xét nâng bậc không?

    Xin nhờ luật sư chỉ cho tôi biết các văn bản  quy định có liên quan đến trường hợp của tôi. 
    Tôi đang cần gấp thông tin vậy kính mong  Luật sư  bớt chút thời gian trả lời câu hỏi của tôi  để tôi có câu trả lời sớm nhất.

    Xin chân thành cảm ơn!
    Cập nhật bởi GopGioThanhBao ngày 05/11/2010 08:08:47 AM Tách dòng
     
    8927 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #66981   04/11/2010

    lsgiadinh
    lsgiadinh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2010
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn,

    Để trả lời cho câu hỏi, bạn đã đủ điều kiện để xét nâng bậc lương hay chưa phải dựa vào Hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể, Thang lương, bảng lương, Quy chế, chế độ nâng bậc lương,...ở đơn vị mới mà bạn đang làm việc thì mới có thể trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn.

    Hiện nay bạn đã nghỉ việc tại Công ty CP Tư vấn Kiến trúc Thái Nguyên và đang làm việc cho đơn vị mới là Viễn thông Thái Nguyên thì sẽ áp dụng theo Hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể, Quy chế, chế độ nâng bậc lương, Thang lương, bảng lương của đơn vị mới. Do không biết rõ đơn vị mới của bạn áp dụng quy định về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hay áp dụng quy định tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước nên tôi chỉ có thể đưa ra các quy định về Chế độ nâng bậc lương của 2 trường hợp trên để bạn tham khảo.

     

    Văn bản pháp luật

    Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

    Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước.

    Đối tượng, phạm vi áp dụng

    Đối tượng, phạm vi áp dụng tiền lương theo quy định tại Thông tư này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các tổ chức sau:

    1/ Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, bao gồm:

    a) Công ty trách nhiệm hữu hạn;

    b) Công ty cổ phần;

    c) Công ty hợp danh;

    d) Doanh nghiệp tư nhân.

    2/ Tổ chức và cá nhân có thuê mướn lao động, bao gồm: Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác.

    Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, đơn vị và cá nhân nêu trên gọi tắt là doanh nghiệp.

    I. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Phạm vi điều chỉnh

    a. Công ty Nhà nước được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm:

    - Tổng công ty Nhà nước;

    - Công ty Nhà nước độc lập;

    - Công ty mẹ là công ty Nhà nước trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt đề án thành lập và giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập;

    - Công ty mẹ là công ty Nhà nước trong Tổng công ty hoặc công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

    Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn Nhà nước thuộc Tập đoàn kinh tế trong thời gian chưa chuyển đổi và đăng ký lại theo quy định tại Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

    - Công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn Nhà nước thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

    b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

    c. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và các tổ chức của Nhà nước đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty Nhà nước.

    Các công ty, tổ chức quy định nêu trên gọi chung là công ty.

    2. Đối tượng áp dụng

    a. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

    đồng)...

     

    Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương.

    Thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16/09/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương.

    Chế độ nâng bậc lương

    Chế độ nâng bậc lương

    Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

    a) Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.

    Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:

    - Đối tượng được nâng bậc lương;

    - Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;

    - Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;

    - Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.

    b) Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.

    c) Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.”

    1. Chế độ nâng bậc lương

    Chế độ nâng bậc lương theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định 114/2002/NĐ-CP thực hiện như sau:

    a. Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động làm việc trong công ty;

    b. Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty;

    c. Điều kiện xét để nâng bậc lương hằng năm như sau;

    - Phải thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết;

    - Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của công ty;

    - Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

    Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, nếu thi đạt bậc nào thì xếp lương theo bậc đó.

    d. Các trường hợp được nâng bậc lương sớm, rút ngắn thời hạn nâng bậc lương

    Trong thời gian giữ bậc quy định tại điểm c nêu trên, người lao động đoạt giải tại các cuộc thi chuyên môn, kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế do công ty cử đi tham dự; đạt danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc ngành, lĩnh vực, bằng khen của Thủ tướng, của Bộ quản lý ngành thì được xét nâng bậc lương sớm như sau:

    - Người đoạt giải nhất, giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc tế thì được nâng sớm 2 bậc lương;

    - Người đoạt giải nhất tại các cuộc thi cấp quốc gia, giải 3 tại các cuộc thi cấp quốc tế, người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương lao động hạng 1, 2, 3, chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điểm của Luật Thi đua khen thưởng thì được nâng sớm 1 bậc lương;

    - Người đoạt giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc gia thì được rút ngắn 2/3 thời hạn xét nâng bậc lương;

    - Người đoạt giải ba tại các cuộc thi cấp quốc gia, người được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thì được rút ngắn không quá 1/2 thời hạn xét nâng bậc lương;

    - Người hai năm liền được tặng bằng khen cấp Bộ, chiến sĩ thi đua cấp ngành, lĩnh vực thì được rút ngắn một năm (12 tháng) thời hạn xét nâng bậc lương;

    Thời điểm tính hưởng bậc lương mới đối với những người được nâng bậc lương sớm và rút ngắn thời hạn nâng bậc lương thực hiện như sau:

    - Những người được nâng bậc lương sớm từ một bậc trở lên thì được hưởng bậc lương mới kể từ ngày có quyết định và được bảo lưu thời gian giữ bậc lương cũ để tính thời gian nâng bậc lương lần tiếp theo;

    - Những người được rút ngắn thời hạn nâng bậc lương thì được hưởng bậc lương mới kể từ ngày có quyết định nâng bậc lương sớm và thời gian nâng bậc lương tiếp theo kể từ ngày có quyết định hưởng bậc lương mới.

    đ. Trường hợp kéo dài hạn xét nâng bậc lương:

    Trong thời gian giữ bậc lương, nếu người lao động bị kỷ luật lao động theo điểm b, Khoản 1, Điều 84 của Bộ luật Lao động thì kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương không quá 6 tháng.

    e. Công ty phải thành lập Hội đồng nâng bậc lương để tổ chức nâng bậc lương theo kế hoạch. Thành phần Hội đồng gồm có Giám đốc công ty, một số thanh viên do Giám đốc lựa chọn và đại diện của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời.

    Hội đồng nâng bậc lương có trách nhiệm công bố kế hoạch nâng bậc lương; tổ chức thi nâng bậc đối với công nhân viên trực tiếp, sản xuất, kinh doanh; xét nâng bậc lương hàng năm đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ.

    g. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

    Điều 6 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ

    “Thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, cơ quan áp dụng làm cơ sở để :

    1. Thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động;

    2. Xác định đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể;

    3. Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

    4. Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động;

    5. Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của hai bên và theo quy định của pháp luật lao động”.

    Hy vọng với nội dung trao đổi trên sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn.

    Nếu có điều chi chưa rõ hoặc cần giải thích thêm bạn vui lòng liên hệ lại với tôi theo email sau: lsgiadinh@gmail.com

    Chúc bạn vui, khỏe.

     


    Cập nhật bởi GopGioThanhBao ngày 05/11/2010 08:12:31 AM Thêm link văn bản
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: