Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012 thì:
- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Ngoài ra, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm có bao gồm thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
=> Theo đó, thời gian thử việc được tính là thời gian đi làm để tính ngày nghỉ phép năm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật lao động 2012 thì:
- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
=> Theo đó, trường hợp công ty quy định trong khoảng thời gian từ 01/06 đến 31/07 nghỉ phép 02 ngày mà không tính đến thời gian thử việc là chưa phù hợp quy định của pháp luật chị nhé.
Cập nhật bởi
trandothucuyen96@gmail.com ngày 30/08/2020 11:36:43 SA