Thời gian thử việc có được tính là thời gian đi làm để tính ngày nghỉ phép năm?

Chủ đề   RSS   
  • #555825 27/08/2020

    Thời gian thử việc có được tính là thời gian đi làm để tính ngày nghỉ phép năm?

    Tôi hiện chuyển sang công ty mới từ ngày 23/3/2020. Sau 2 tháng thử việc tôi được ký HĐLĐ chính thức từ ngày 01/06/2020 đến 31/5/2021. Trong tháng 7/2020 tôi xin nghỉ phép năm có việc riêng, Phòng HCNS báo cho tôi là tôi chỉ được tính 02 ngày phép từ 1/06 đến 31/7. 02 tháng thử việc trước đó không có ngày phép cho NLĐ. Tôi chỉ được 2 ngày phép và tôi phải nghỉ thêm 2 ngày không ăn lương. 
     
    Tôi xin hỏi Phòng HCNS nói như vậy có đúng không? Căn cứ theo quy định nào trong bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn. 
     
    Tôi xin cám ơn
     
    Nguyễn Thị Kim Hoa
     
    ĐT: 0961661070
     
    2176 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoatk01 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556077   29/08/2020

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn.

    Thời gian thử việc 2 tháng của bạn được tính để nghỉ phép năm đấy. Đơn vị không tính là sai luật.

    Cũng xin lỗi bạn là tôi chưa trích dẫn được quy định này ở văn bản nào, vì tôi cũng đã nghỉ làm việc lâu rồi nên chỉ nhớ được như vậy chứ không nhớ cụ thể ở văn bản nào.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (29/08/2020)
  • #556156   30/08/2020

    hvquyen1 viết:

    Chào bạn.

    Thời gian thử việc 2 tháng của bạn được tính để nghỉ phép năm đấy. Đơn vị không tính là sai luật.

    Cũng xin lỗi bạn là tôi chưa trích dẫn được quy định này ở văn bản nào, vì tôi cũng đã nghỉ làm việc lâu rồi nên chỉ nhớ được như vậy chứ không nhớ cụ thể ở văn bản nào.

    Về vấn đề này thì vẫn còn quan điểm khác. Cụ thể là quy định ghi nhận thời gian thử việc theo HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG nên dẫn đến cách hiểu là chỉ khi thỏa thuận thời gian thử việc trong hợp đồng lao động thì thời gian thử việc mới được tính phép năm. Trường hợp ký hợp đồng thử việc riêng thì sẽ không tính. Theo bạn thì quan điểm này thế nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Camgiangsn vì bài viết hữu ích
    hvquyen1 (30/08/2020)
  • #556431   30/08/2020

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Camgiangsn viết:

     

    hvquyen1 viết:

     

    Chào bạn.

    Thời gian thử việc 2 tháng của bạn được tính để nghỉ phép năm đấy. Đơn vị không tính là sai luật.

    Cũng xin lỗi bạn là tôi chưa trích dẫn được quy định này ở văn bản nào, vì tôi cũng đã nghỉ làm việc lâu rồi nên chỉ nhớ được như vậy chứ không nhớ cụ thể ở văn bản nào.

     

     

    Về vấn đề này thì vẫn còn quan điểm khác. Cụ thể là quy định ghi nhận thời gian thử việc theo HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG nên dẫn đến cách hiểu là chỉ khi thỏa thuận thời gian thử việc trong hợp đồng lao động thì thời gian thử việc mới được tính phép năm. Trường hợp ký hợp đồng thử việc riêng thì sẽ không tính. Theo bạn thì quan điểm này thế nào?

    Chào bạn camgiangsn

    Theo tôi , nếu ta áp dụng một cách máy móc như vậy là chưa thỏa đáng. Trước đến nay đã từng có văn bản pháp luật nói chưa tròn vành rõ chữ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Ở đây ta phân tích cùng là thời gian thử việc, chỉ khác là nơi thì ghi chung trong HĐLĐ, nơi thì làm HĐ thử việc tách riêng thì sao lại có quyền lợi khác nhau như thế?

    Mặt khác, như bạn ntdieu đã dẫn: Thời gian học nghề, tập nghề cũng được tính. Vậy cớ sao thời gian thử việc (tức là thời gian làm việc, chỉ khác là xem có làm được hay không để ký HĐLĐ chính thức) thì lại không được tính? Bạn thấy có bất hợp lý không???

    Từ suy luận trên, tôi thấy quan điểm như bạn đang đặt câu hỏi là sự hiểu luật chưa thấu đáo cho lắm.

    Không biết bạn có đồng tình?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2020)
  • #556079   29/08/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Bổ sung quy định pháp luật từ nghị định 45/2013/NĐ-CP

    Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

    1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hvquyen1 (30/08/2020)
  • #556180   30/08/2020

    Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012 thì:

    - Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    + 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    + 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Ngoài ra, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm có bao gồm thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

    => Theo đó, thời gian thử việc được tính là thời gian đi làm để tính ngày nghỉ phép năm.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật lao động 2012 thì:

    - Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

    => Theo đó, trường hợp công ty quy định trong khoảng thời gian từ 01/06 đến 31/07 nghỉ phép 02 ngày mà không tính đến thời gian thử việc là chưa phù hợp quy định của pháp luật chị nhé.

    Cập nhật bởi trandothucuyen96@gmail.com ngày 30/08/2020 11:36:43 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #556469   30/08/2020

    Thanhulaw94
    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động được coi là thời gian để tính ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép).

    Cho nên người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó đương nhiên được coi là thời gian để tính ngày nghỉ phép năm.

    Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, pháp luật hiện hành lại chưa có một quy định nào cụ thể về việc người lao động thử việc sau đó không làm việc nữa thì thời gian thử việc có tính ngày nghỉ phép năm hay không. Vì vậy, trong thời gian thử việc, người lao động có được nghỉ phép năm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của người sử dụng lao động. 

     
    Báo quản trị |  
  • #556480   30/08/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động thì Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm có bao gồm: Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
     
    Khoản 2 Điều 114 Bộ luật lao động 2012 quy định: Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
     
    Như vậy, theo quy định này thì nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký hợp đồng lao động. Khi đó, thời gian thử việc theo hợp đồng lao động được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |