Thời gian thử việc có được gộp vào tổng thời gian làm việc để tính số ngày phép năm ?

Chủ đề   RSS   
  • #461294 15/07/2017

    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Thời gian thử việc có được gộp vào tổng thời gian làm việc để tính số ngày phép năm ?

    Khoản 1 Điều 11 Bộ Luật Lao động 2012 có quy định :

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Và điều 6  Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động  có qui định :

    Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm 
    1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề. 

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

    Vậy cho mình hỏi là ví dụ như mình bắt đầu thử việc ở một công ty vào giữa tháng 5/2017, sau 2 tháng thử việc thì ký hợp đồng chính thức thì phép năm trong năm 2017 của mình được tính như thế nào thì chính xác ạ ? 

     

    Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 15/07/2017 01:59:27 CH
     
    6325 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    hvquyen1 (19/07/2017) Thanh241994 (18/07/2017) taigioi1995 (15/07/2017) DT_DA (15/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #461578   17/07/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Giữa tháng 5 bắt đầu làm việc, có nghĩa là đến cuối tháng 12 bạn sẽ có khoảng 7,5 ngày phép.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    thanhdatvo95 (18/07/2017) GHLAW (24/07/2017)
  • #461597   18/07/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Hình như văn bản quy định là bỏ phần lẻ, nên trong năm 2017 bạn chỉ được nghỉ 7 ngày phép thôi. Bạn có thể thỏa thuận để nghỉ thành nhiều lần trong kỳ, nhưng nghỉ tại thời điểm nào thì chỉ nghỉ số ngày tương ứng với số tháng đã làm việc (tháng nào chưa làm việc thì chưa được tính).

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (18/07/2017) thanhdatvo95 (18/07/2017)
  • #461621   18/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Điều 7. Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định : Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị " 

    Chiếu theo quy định trên thì mình nghĩ sẽ làm tròn lên chứ đúng không bạn ?

    Với lại luật quy định là thời gian thử việc trong hợp đồng lao động thì được tính vào tổng thời gian làm việc luôn, vậy còn thời gian thử việc trong 1 hợp đồng thử việc riêng lẻ rồi sau đó mới ký hợp đồng chính thức thì sao bạn ?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (18/07/2017) hvquyen1 (18/07/2017)
  • #461735   19/07/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


     

    thanhdatvo95 viết:

     

     kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị " 

    Chiếu theo quy định trên thì mình nghĩ sẽ làm tròn lên chứ đúng không bạn ?

    Với lại luật quy định là thời gian thử việc trong hợp đồng lao động thì được tính vào tổng thời gian làm việc luôn, vậy còn thời gian thử việc trong 1 hợp đồng thử việc riêng lẻ rồi sau đó mới ký hợp đồng chính thức thì sao bạn ?

     

     

    Chào bạn.

    1. Tôi đọc văn bản chỉ nhớ mang máng là lấy tròn số nên mới nói là "hình như", vì không nhớ ý phía sau. Nhưng sau khi tôi xem lại văn bản thì thấy quy định làm tròn mang nội dung khác: lấy tổng ngày phép cả năm + ngày nghỉ theo thâm niên chia cho 12 tháng, khi đó nếu có lẻ thì làm tròn theo quy định.

    Nhưng trường hợp này của bạn thì phần lẻ 0,5 là của nửa tháng làm việc. Mà chẳng có quy định nào nói rõ việc tính phép cho nửa tháng làm việc cả, nên tôi nghĩ là khó được giải quyết.

    2. Theo tôi Luật dùng câu "thời gian thử việc trong hợp đồng lao động" là chưa chuẩn lắm. Vì viết như thế thì trường hợp bạn hỏi là không được tính phép cho thời gian thử việc do hợp đồng thử việc riêng lẻ, muốn nghỉ thì chỉ có cách nghỉ không lương.

    Đáng lẽ luật phải viết là: Sau thời gian thử việc, nếu ký HĐLĐ thì thời gian thử việc được tính vào tổng thời gian làm việc... Có như vậy thì mới đảm bảo công bằng cho mọi trường hợp.

    Vài ý trao đổi để bạn tham khảo.

    Cập nhật bởi RIA1 ngày 19/07/2017 09:00:01 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    thanhdatvo95 (19/07/2017)
  • #461651   18/07/2017

    SCDIVN
    SCDIVN

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào các bạn, 

    Minh muốn hỏi câu hỏi khác nhưng cũng trong chủ đề này? Trong thời gian thử việc thì chưa được tính nghỉ phép, như vậy nếu NLĐ muốn nghỉ (hoặc bắt buộc phải nghỉ) thì sẽ tính là nghỉ không lương hay sẽ tính ngày nghỉ thế nào?

     

    Cám ơn các Anh/CHị

     
    Báo quản trị |  
  • #461738   19/07/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    SCDIVN viết:

    Xin chào các bạn, 

    Minh muốn hỏi câu hỏi khác nhưng cũng trong chủ đề này? Trong thời gian thử việc thì chưa được tính nghỉ phép, như vậy nếu NLĐ muốn nghỉ (hoặc bắt buộc phải nghỉ) thì sẽ tính là nghỉ không lương hay sẽ tính ngày nghỉ thế nào?

    Cám ơn các Anh/CHị

    Chào bạn.

    Trong thời gian này nếu muốn nghỉ thì chỉ có cách nghỉ không lương; Khi đã ký HĐLĐ chính thức thì thời gian này được tính phép nếu thời gian thử việc liền trong HĐLĐ.

    Chưa hiểu ý bạn nói "bắt buộc phải nghỉ" là thế nào? Nếu là đơn vị bắt bạn nghỉ thì cũng chưa có văn bản nào quy định rõ vấn đề này, do vậy chắc là đơn vị và bạn thỏa thuận với nhau thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #461867   20/07/2017

    SCDIVN
    SCDIVN

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn Bạn đã tư vấn, 

     

    Bắt buộc phải nghỉ ở đây là trường hợp bất khả kháng: NLD bị ốm k đi làm được trong thời gian thử việc. 

    Nhưng nếu HĐ thử việc tách riêng k liền với HĐ LĐ thì tính ngày nghỉ phép gộp như thế nào? 

    Cám ơn các Bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #461976   21/07/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    SCDIVN viết:

    Bắt buộc phải nghỉ ở đây là trường hợp bất khả kháng: NLD bị ốm k đi làm được trong thời gian thử việc. 

    Nhưng nếu HĐ thử việc tách riêng k liền với HĐ LĐ thì tính ngày nghỉ phép gộp như thế nào? 

    Nếu ốm trong thời gian này thì chỉ có nghỉ không lương thôi bạn à.

    Nếu hợp đồng thử việc tách riêng thì không được gộp để tính ngày phép rồi (căn cứ điều luật văn bản đã dẫn ở trên và tôi cũng thấy không công bằng như đã phân tích ở bài trên)

     
    Báo quản trị |  
  • #462231   24/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    SCDIVN viết:

    Cám ơn Bạn đã tư vấn, 

     

    Bắt buộc phải nghỉ ở đây là trường hợp bất khả kháng: NLD bị ốm k đi làm được trong thời gian thử việc. 

    Nhưng nếu HĐ thử việc tách riêng k liền với HĐ LĐ thì tính ngày nghỉ phép gộp như thế nào? 

    Cám ơn các Bạn

    - Trường hợp trong thời gian thử việc,  bạn ốm không thể đi làm được trong 1 ngày làm việc thì mình nghĩ bạn sẽ không được tính lương ngày hôm đó thôi, trừ khi công ty bạn có quy định khác.

    - Theo như bạn RIA phân tích thì việc HĐ thử việc tách riêng với HĐ lao động thì thời gian thử việc trong HĐ thử việc riêng lẻ đó sẽ không được tính vào tổng thời gian làm việc để tính phép năm, vì đơn giản luật chỉ quy định tính thời gian thử việc theo hợp đồng lao động thôi bạn ơi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #462250   24/07/2017

    SCDIVN
    SCDIVN

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn Bạn Ria1 và thanhdatvo95 nhé nhé

     
    Báo quản trị |