Thời gian nghỉ ăn trưa có tính vào thời gian làm việc không?

Chủ đề   RSS   
  • #580397 13/02/2022

    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Thời gian nghỉ ăn trưa có tính vào thời gian làm việc không?

    Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là hai phạm trù pháp lý khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể trong quan hệ lao động.

    Thời giờ nghỉ ngơi là gì?

    Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, không phải làm việc và có toàn quyền sử dụng thời gian này theo ý của mình trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo nhằm bảo đảm quá trình lao động được diễn ra xuyên suốt, liên tục. Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động quy định về nghỉ trong giờ làm việc

    "Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc."

    Làm việc theo ca liên tục được hiểu như thế nào?

    Tại Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca

    - Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

    - Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

    - Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động  là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau: Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên và thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

    Như vậy, căn cứ vào Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục và không được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương; trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

    Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc và được hưởng lương chỉ áp dụng đối với những người lao động làm việc theo ca liên tục, còn đối với những người lao động làm việc theo giờ làm việc bình thường thì sẽ không được tính.

    Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là làm việc 08 giờ liên tục. Theo cách hiểu thông thường thì làm việc 08 giờ liên tục là quá trình làm việc nhưng không có nghỉ giữa ca. Quá trình làm việc như vậy lặp đi lặp lại qua các ngày chứ không chỉ vỏn vẹn 1 ngày làm việc 08 tiếng.

    Thời gian nghỉ ăn trưa có được coi thời gian nghỉ giữa giờ không?

    Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc.

    Như vậy khi người lao động làm việc liên tục 8h/ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút tính luôn vào thời giờ làm việc. Đây gọi là nghỉ trong giờ làm việc, không phải là nghỉ trưa.

    Từ những quy định trên, có thể kết luận rằng, thời gian nghỉ ăn trưa không được coi là thời gian nghỉ giữa giờ, nên không được tính vào thời gian làm việc.

     
    2748 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận