Thời gian giải quyết một vụ án dân sự tối thiểu là bao lâu?

Chủ đề   RSS   
  • #525064 05/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Thời gian giải quyết một vụ án dân sự tối thiểu là bao lâu?

    Người ta hay truyền miệng nhau rằng, có vô phúc mới đáo tụng đình. Chỉ khi không thể nào thương thảo, giải quyết nội bộ với nhau được thì mới lôi nhau ra tòa. Kiện tụng không chỉ cho thấy mối quan hệ giữa các bên xảy ra tranh chấp, thiếu hòa khí mà con đường giải quyết này còn “ngốn” không ít tiền bạc, ít nhiều ảnh hưởng đến danh dự,… Đặc biệt là khiến đương sự mất rất nhiều thời gian cho quá trình giải quyết vụ án.

    Có bao giờ bạn thắc mắc, thời gian giải quyết một vụ án dân sự tối thiêu là bao lâu không? Nếu muốn biết câu trả lời, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

    Lưu ý: Bài viết này mình muốn đề cập đến tổng thể quá trình giải quyết thông thường của một vụ án ở thủ tục sơ thẩm. Do vậy, thời hạn tối thiểu ở kết luận sẽ không chính xác hoàn toàn/không áp dụng cho thủ tục rút gọn hay vụ án có yếu tố nước ngoài.

    Một vụ án dân sự thông thường sẽ được giải quyết qua các bước sau:

    1. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện:

    Người khởi kiện nộp đơn theo các hình thức luật định.

    - Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính, trong 02 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện về việc đã nhận đơn (Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện).

    - Trong 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

    - Trong 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét ra một trong các quyết định sau:

    + Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

    + Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;

    + Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

    + Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    -> Thời hạn giải quyết thông thường: 10 ngày.

    2. Thụ lý vụ án:

    - Thẩm phán thông báo nộp tạm ứng án phí cho người khởi kiện đi nộp. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

    - Tòa án thụ lý vụ án khi nhận được biên lai đã nộp tạm ứng án phí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

    -> Thời hạn giải quyết thông thường: 10 ngày.

    3. Phân công thẩm phán giải quyết:

    Trong 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án phải phân công thẩm phán giải quyết vụ án.

    4. Đương sự gửi ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn:

    - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).

    - Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

    Như vậy, trong 15 ngày (không tính thời gian gia hạn 15 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo, các đương sự phải gửi cho Tòa án văn bản ý kiến của mình. Trong thời gian này, các đương sự có quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập.

    -> Thời hạn giải quyết thông thường: 15 ngày.

    5. Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án:

    - Đối với tranh chấp về dân sự và hôn nhân gia đình: Trong 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc quyết định khác: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

    - Đối với vụ án kinh doanh thương mại, lao động: Trong 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc quyết định khác. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.

     Lưu ý: Trong thời gian chuẩn bị xét xử Thẩm phán cần: Lập hồ sơ vụ án, xác định tư cách đương sự, tiến hành phiên họp kiểm tra việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ, tổ chức hòa giải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,...

    -> Thời hạn giải quyết thông thường: 3 tháng (lấy trung bình cộng của 02 trường hợp).

    6. Xét xử sơ thẩm vụ án:

    Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

    Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

    Quá trình xét xử diễn ra theo trình tự, thủ tục Luật định. Tuy nhiên quá trình này có thể kéo dài do Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên tòa hoặc tạm dừng phiên tòa bởi các lí do khác nhau:

    - Thời gian hoãn phiên tòa: Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

    - Thời gian tạm ngừng phiên tòa: Khi có căn cứ tạm ngưng phiên tòa, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngưng phiên tòa (Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. 

    -> Thời hạn giải quyết thông thường: 1 tháng (phiên tòa không có căn cứ hoãn và tạm ngưng).

    7. Giao, gửi bản án:

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

    -> Thời hạn giải quyết thông thường: 10 ngày.

    8. Bản án có hiệu lực: 

    Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, bản án và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Trong đó:

    Thời hạn kháng cáo: Theo khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự  2015 quy định thời hạn kháng cáo như sau: "Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết."

    +Thời hạn kháng nghị: Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị như sau: "Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án."

    Từ những căn cứ trên, có thể kết luận rằng bản án sơ thẩm sẽ chinsht hức có hiệu lực sau 1 tháng kể từ ngày tuyên án (Chúng ta đang đề cập đến trường hợp chung, không xem xét đến trường hợp ngoại lệ là: khi có lý do chính đáng thì Viện kiểm sát hoặc đương sự có thể tiến hành kháng cáo, kháng nghị sau sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án trong - ngoại lệ tại Điều 273 và khoản 3 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

     

    Như vậy, nếu tổng thời hạn lại thì thông thường sẽ cần khoảng 07 tháng để giải quyết sơ thẩm một vụ án dân sự.

     

     
    66326 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525425   11/08/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 80 lần


    Cảm ơn bài viết rất hữu ích của bạn. Như vậy có thể thấy để giải quyết được một vụ kiện mất nhiều thời gian như thế nào, chưa kể còn công sức và tiền bạc. Nên nếu có thể thương lượng, hoà giải được thì hai bên nên thương lượng hoà giải để không mất nhiều thời gian va tiền bạc để kiện nhau ra Toà.
     
    Báo quản trị |  
  • #525888   20/08/2019

    baoloc.ulaw
    baoloc.ulaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2019
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 960
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 26 lần


    thusa121 viết:
    Cảm ơn bài viết rất hữu ích của bạn. Như vậy có thể thấy để giải quyết được một vụ kiện mất nhiều thời gian như thế nào, chưa kể còn công sức và tiền bạc. Nên nếu có thể thương lượng, hoà giải được thì hai bên nên thương lượng hoà giải để không mất nhiều thời gian va tiền bạc để kiện nhau ra Toà.

     

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn Thusa121, không đơn giản chỉ là 7 tháng mà thôi đâu. Có những vụ án còn kéo dài hơn, như vụ án của Họa sĩ Lê Linh đòi tác quyền Thần đồng Đất Việt phải mất tới gần 12 năm trời dài đằng đẵng. Thử tưởng tượng trong thời gian đó, mất bao nhiêu công sức, tiền bạc. 

    Thôi thì đối với những vụ việc dân sự, chúng ta nên áp dụng câu "dĩ hòa vi quý", tôn trọng nhau và ưu tiên thương lượng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baoloc.ulaw vì bài viết hữu ích
    acejsc (07/04/2021)
  • #600881   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 456
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Thời gian giải quyết một vụ án dân sự tối thiểu là bao lâu?

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Hiện nay Tòa án nhân dân nhiều địa phương còn lúng túng trong việc thụ lý giải quyết các vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự. Đối với nhiều vụ án dân sự, thời gian tòa án giải quyết kéo dài hơn. Trong nhiều năm, việc giải quyết vụ án phải tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử... nhiều lần, nhưng cũng có trường hợp tòa án vừa ra thông báo thụ lý vụ án, vừa tiến hành hòa giải và thời gian giải quyết đã được trường hợp là quá ngắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #600884   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 456
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Thời gian giải quyết một vụ án dân sự tối thiểu là bao lâu?

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Hiện nay Tòa án nhân dân nhiều địa phương còn lúng túng trong việc thụ lý giải quyết các vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự. Đối với nhiều vụ án dân sự, thời gian tòa án giải quyết kéo dài hơn. Trong nhiều năm, việc giải quyết vụ án phải tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử... nhiều lần, nhưng cũng có trường hợp tòa án vừa ra thông báo thụ lý vụ án, vừa tiến hành hòa giải và thời gian giải quyết đã được trường hợp là quá ngắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #601505   31/03/2023

    Thời gian giải quyết một vụ án dân sự tối thiểu là bao lâu?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình xin bổ sung về thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

     Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

    + Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    + Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

    Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    -  Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

     
    Báo quản trị |