Thân chào bạn!
Pháp luật không quy định rằng Tòa án phải thụ lý thì mới phát sinh tư cách tố tụng của đương sự.
Mà căn cứ vào Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự ta có thể xác định được tư cách tố tụng của Đương sự khi nộp đơn.
Ví dự căn cứ vào định nghĩa:
Điều 56. Đương sự trong vụ án dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
. . .
Khi đương sự nộp Đơn khởi kiện, người nhận đơn có thể xác định được tư cách của nguyên đơn (người khởi kiện), bị đơn (người bị kiện) căn cứ vào quy định của pháp luật
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì có thể căn cứ vào vai trò trong chứng cứ giao nộp, Đơn khởi kiện mà ta có thể xác định tư cách tố tụng của họ (trừ trường hợp trong quá trình giải quyết vụ án có phát sinh tư cách tố tụng).
Như vậy, không phải Tòa án thụ lý vụ án/việc dân sự thì tư cách của đương sự mới phát sinh.
Trân trọng!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"