Thỏa thuận làm thêm giờ bằng miệng có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #603225 13/06/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Thỏa thuận làm thêm giờ bằng miệng có được không?

    Do nhu cầu sản xuất kinh doanh thì không ít công ty, doanh nghiệp muốn sử dụng lao động làm thêm giờ tại một số thời điểm nhất định. Có thắc mắc rằng việc thỏa thuận làm thêm giờ này có cần phải lập văn bản hay không, hay bằng miệng cũng được?

    thoa-thuan-lam-them-gio

    1. Thỏa thuận làm thêm giờ bằng miệng có được không?

    Quy định về làm thêm giờ tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

    - Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

    - Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

    + Phải được sự đồng ý của người lao động;

    + Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

    + Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    Theo đó, một trong những điều kiện bắt buộc để tổ chức làm thêm giờ là phải được người lao động đồng ý, trừ trường hợp người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được theo quy định tại Điều 108 Bộ luật này.

    Theo Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:

    -  Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

    + Thời gian làm thêm;

    + Địa điểm làm thêm;

    + Công việc làm thêm.

    - Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    Theo như quy định này thì việc thỏa thuận làm thêm giờ không nhất thiết phải lập thành văn bản, cho nên việc thỏa thuận bằng miệng vẫn được nếu đảm bảo các nội dung thỏa thuận về thời gian làm thêm; địa điểm làm thêm; và công việc làm thêm.

    Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản thì có thể tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145 này.

    2. Không được người lao động đồng ý mà vẫn tổ chức làm thêm giờ thì bị phạt bao nhiêu?

    Tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có nội dung như sau:

    "…

    Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

    b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động."

    Theo đó, nếu như người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

    Lưu ý: Mức phạt tiền này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức như các công ty, doanh nghiệp,… thì mức phạt sẽ gấp đôi.

     
    198 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận