Thỏ và Gấu, câu chuyện giữa quyền uy và vũ lực

Chủ đề   RSS   
  • #251287 27/03/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Thỏ và Gấu, câu chuyện giữa quyền uy và vũ lực

    (TVPL)-Giữa lúc dư luận chưa hết xôn xao vì dự thảo nghị định của Bộ Công An cho phép cảnh sát giao thông được nổ súng trong một quy định rất lờ mờ.Súng của công an xã lại được “ lên đạn bóp còi” chĩa vào phía người dân chỉ vì “ không đội mũ bảo hiểm mà còn chạy”.

     

    Công an xã hành xử ngang ngược, coi thường luật pháp.

    Qua tường lại lại vụ án trên Dân Trí, công an đã dùng súng đe dọa khi có người khác đứng ra dàn xếp để tránh to chuyện, đánh đập tới tấp khi anh Thắng, người vi phạm không đội mũ bảo hiểm ra trình bày. Đến lúc anh Thắng chạy vào phòng bảo vệ trốn thì công an dùng dùi cui phá cửa và dùng súng bắn vào phòng.

    Cánh cửa phòng bảo vệ bị công an đập vỡ và một phần tường bị đạn bắn vào

    Cánh cửa phòng bảo vệ bị công an đập vỡ và một phần tường bị đạn bắn vào(Dân Trí)

    Không những đánh anh Thắng ngất xỉu, công an còn dùng báng súng đánh anh Sơn khi anh đi lên phòng bảo vệ từ khu vực chế biến

    Vết thương trên người anh Sơn                                                   Vết thương trên người anh Sơn(Dân Trí)

    Đây quả là một hành động ngang ngược, trái với những nguyên tắc cơ bản của luật pháp.Tại điểm b điều 22 của pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Số: 16/2011/UBTVQH12 quy định:

    “b) Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;”

    Trong trường hợp này, anh Thắng và anh Kết không đội mũ bảo hiểm thì chỉ là vi phạm hành chính, sẽ rất buồn cười nếu công an xem vi phạm này là “ gây ra hậu quả nghiêm trọng”. Phải chăng công an “không còn biện pháp nào khác” để giải quyết vấn đề, khi mà anh Thắng đã bước ra trình bày sự việc.

    Vỏ đạn ở hiện trường

    Vỏ đạn ở hiện trường(Dân Trí)

     

    Khoản 3 điều 22 của pháp lệnh16/2001/UBTVQH12 có quy định về 7 trường hợp được nổ súng khi thi hành công vụ và trường hợp này không thể quy vào điểm nào trong 7 điểm trên.

     

    Đừng tạo quyền uy bằng vũ lực

    Hành động ngang ngược và lộng quyền của công an xã trong vụ việc này gợi liên tưởng đến một chuyện cười hiện đại kể về hai con vật thỏ và gấu.

    Một hôm thỏ đang tung tăng trong rừng nhặt được một cây súng.Tình cờ gặp Gấu tay không, thỏ đã dùng súng dọa bắn và bắt gấu làm rất nhiều chuyện trái khoáy để làm nhục và mất uy của Gấu.Cuối cùng, gấu phản kháng vì lòng tự trọng khi thỏ bắt gấu tự ăn…phân của chính mình.

    ( Ảnh từ Internet)

    Nhưng ông trời đã dạy cho thỏ một bài học khi súng hết đạn lúc đó và thỏ phải run rẩy xin gấu làm cái việc ăn...phân nhục nhã mà gấu không chịu làm khi bị thỏ ép. ( Anh Gấu để em ăn cho)

    Câu chuyện này thoạt nhìn có vẻ không nghiêm túc nhưng nó chứa đựng sự châm biếm sâu cay về thói ham quyền lực, thói ba hoa thích “ giễu võ dương oai”, thói ỷ thế cậy quyền chèn ép người khác. Đặc biệt là những thứ “ thú tính” này luôn ẩn nấp đâu đó trong con người và càng dễ trồi lên khi có sẵn điều kiện và dụng cụ trong tay.

    Vì vậy, nếu tạo uy bằng cách sử dụng vũ lực và chèn ép quá đáng người khác thì đó chỉ là cái uy lởm. Những kẻ như vậy sẽ có kết cục như chú thỏ trong câu chuyện trên, khi súng không còn đạn bắn thì trở nên rất hèn kém, nhu nhược.

    Linh Nguyên

    Xem thêm: Không đội mũ bảo hiểm: Tai họa từ cây gậy của cảnh sát.

    Xem thêm nội dung văn bản: Pháp lệnh 16/2001/UBTVQH12

     

    Khoản 3 điều 22 của Pháp lệnh quy định như sau :

    3. Các trường hợp nổ súng gồm:

    a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

    b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

    c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

    d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

    d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;

    e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

    Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

    Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

    Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ

    trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

    g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người

    the uncertainty

     
    8644 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    NguyenHoangAnh90 (01/04/2013) phamthanhhuu (27/03/2013) SAdmin (27/03/2013) admin (27/03/2013) Choi_Tre (27/03/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận