Thiếu sót của LDS hay LDN khi công nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #96918 20/04/2011

    Thiếu sót của LDS hay LDN khi công nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân?

    Sau khi đọc qua hai bộ luật,LDN và LDS thì mình thấy có điểm mâu thuẫn trong 2 bộ luật này.
    Hôm nay muốn trình bày lên đây để mọi người cùng thảo luận nhé!

    Thứ nhất :trong bộ luật dân sự có quy định tại

    Điều 84. Pháp Nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:1,2,4

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    Thứ hai :trong bộ luật doanh nghiệp có quy định tại

    Điều 130. Công ty hợp danh

    2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Điều 134. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

    2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

    đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

    Rõ ràng có sự mâu thuẫn.Theo các bạn những luật sư tương lai thì cần chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp?
     
    11661 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97132   21/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


     

    Oh, chào bạn. Tôi thấy đâu có gì mâu thuẫn đâu.

        Điều 84 BLDS chỉ quy định chung chung về pháp nhân thôi: "Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó". Tất nhiên là tài sản cty phải tách biệt với tài sản các thành viên hợp danh và tổ chức khác. Có thể bạn không đồng tình với cụm từ: "tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó", tôi nghĩ BLDS chỉ nói chung thôi và ở đây muốn diễn tả tài sản của pháp nhân sẽ dùng để đảm bảo cho các trách nhiệm của pháp nhân đó. 

        Khi doanh nghiệp hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của Luật chuyên ngành, đó là LDN. Theo đó, loại hình công ty hợp danh là công ty có trách nhiệm vô hạn theo các quy định sau đây:

        Điểm b, c Khoản 1 Điều 130 LDN:

    #0000ff;">b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

    #0000ff;">c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

        
        Điểm đ Khoản 2 Điều 134 LDN về nghĩa vụ của thành viên hợp danh:

    #0000ff;">đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;


        Như vậy, theo tôi không có gì mâu thuẫn. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #97193   21/04/2011

    Chào bạn,rất cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến với vấn đề của tớ đang thắc mắc!
         
            Nếu như bạn nói không có mâu thuẫn gì giữa BLDS và BLDN.
    Thì bạn cho mình hỏi:
        Thứ nhất là:công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?
        Thứ hai là:có phải pháp nhân #0000ff; font-family: times new roman,serif;">Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó không?
        Thứ ba là:có phải #0000ff;">Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; hay không?

    Sau khi trả lời xong 3 câu hỏi trên của tớ, hi vong bạn sẽ nhìn thấy điểm mâu thuẫn!

    #ff0000;"> 
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 21/04/2011 05:53:00 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #97340   21/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


     

    #0072bc; font-size: 13px;">vanquylkt0901 viết:
    Nếu như bạn nói không có mâu thuẫn gì giữa BLDS và BLDN.
    Thì bạn cho mình hỏi:
        Thứ nhất là:công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?
        Thứ hai là:có phải pháp nhân #0000ff; font-size: 12pt;">Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó không?
        Thứ ba là:có phải #0000ff;">Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; hay không?

    Sau khi trả lời xong 3 câu hỏi trên của tớ, hi vong bạn sẽ nhìn thấy điểm mâu thuẫn!


    Chào bạn,

        Tôi sẽ trả lời cho bạn 3 câu hỏi:

        - Thứ nhất: Cty hợp danh có tư cách pháp nhân 

        - Thứ hai: Như đã giải thích ở bài trước

        - Thứ ba: Luật quy định vậy, nên chính xác

        Ở đây có 2 điểm cần lưu ý để hiểu đúng vấn đề:

        1. Tài sản của pháp nhân và cá nhân phải được quản lý tách bạch, không nhập nhằng.

        2. Loại hình công ty hợp danh là trách nhiệm vô hạn, nên luật nói rõ thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm không chỉ bằng tài sản góp vào cty, mà còn bằng toàn bộ tài sản không góp vào cty, ngoại trừ thành viên góp vốn trong công ty hợp danh (khác với cty TNHH và cty cổ phần).

        Bạn nên đọc thật kỹ LDN và sẽ hiểu rõ vấn đề hơn. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    DealingHonestly (23/04/2011) ntdieu (23/04/2011)
  • #97844   23/04/2011

    Vâng,tôi đồng ý với bạn rằng:
             "Tài sản của pháp nhân và cá nhân phải được quản lý tách bạch, không nhập nhằng"
     Nhưng câu thứ hai bạn nói "Loại hình công ty hợp danh là trách nhiệm vô hạn" thì tôi không đồng ý.Vì những điểm cơ bản sau:
              Thứ nhất:công ty hợp danh là công ty đối nhân,khác với CTTNHH và TCCP là công ty đối vốn.
       Có thể bạn chưa biết rằng: Xét về lịch sử hình thành,công ty hợp danh là loại hình công ty ra đời đầu tiên trên cơ sở liên kết kinh doanh giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực. Sự liên kết giữa những đối tượng này tạo nên cái gọi là tính đối nhân của công ty hợp danh. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động và tổ chức quản lý của công ty hợp danh dựa trên chủ yếu sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên, những “chiến hữu đồng hội đồng thuyền” theo nguyên tắc “cùng làm cùng chịu” với trách nhiệm vô hạn đối với nhau và đối với nghĩa vụ của công ty.
               Thứ hai: theo hiểu một cách nôm na thì chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn chủ của CTTNHH và CTCP thì chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào công ty.
          Do đó chúng ta hoàn toàn có thể thấy hiển nhiên rằng công ty hợp danh có trách nhiệm vô hạn.
          Có lễ đến đây,bạn đã nhận ra mâu thuẫn?
          
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanquylkt0901 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/04/2011)
  • #97888   23/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    @ vanquylkt0901  : Bài viết của bạn liệt kê ra nhiều điểm thú vị, cho tôi biết thêm các khái niệm "đối nhân" và "đối vốn" không có quy định trong luật doanh nghiệp. Tuy vậy không rõ cuối cùng bạn định nói gì trong cả bài viết, hoặc bạn có viết nhầm không, bởi vì tôi thấy bạn tự mâu thuẫn với chính mình

    vanquylkt0901 viết:
    Vâng,tôi đồng ý với bạn rằng:
             "Tài sản của pháp nhân và cá nhân phải được quản lý tách bạch, không nhập nhằng"
     Nhưng câu thứ hai bạn nói "Loại hình công ty hợp danh là trách nhiệm vô hạn" thì tôi không đồng ý.Vì những điểm cơ bản sau:
              Thứ nhất:công ty hợp danh là công ty đối nhân,khác với CTTNHH và TCCP là công ty đối vốn.
       Có thể bạn chưa biết rằng: Xét về lịch sử hình thành,công ty hợp danh là loại hình công ty ra đời đầu tiên trên cơ sở liên kết kinh doanh giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực. Sự liên kết giữa những đối tượng này tạo nên cái gọi là tính đối nhân của công ty hợp danh. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động và tổ chức quản lý của công ty hợp danh dựa trên chủ yếu sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên, những “chiến hữu đồng hội đồng thuyền” theo nguyên tắc “cùng làm cùng chịu” với trách nhiệm vô hạn đối với nhau và đối với nghĩa vụ của công ty.
               Thứ hai: theo hiểu một cách nôm na thì chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn chủ của CTTNHH và CTCP thì chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào công ty.
          Do đó chúng ta hoàn toàn có thể thấy hiển nhiên rằng công ty hợp danh có trách nhiệm vô hạn.
          Có lễ đến đây,bạn đã nhận ra mâu thuẫn?
          


    Bạn xem hai chỗ in đậm ở trên và vui lòng xác nhận lại ý kiến của bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #97895   23/04/2011

    Vâng.rất cám ơn bạn đã chỉ ra điểm sai sót của mình.Mình đã viết nhầm.Mình xin sửa lại như sau:Loại hình công ty hợp danh là trách nhiệm hữu hạn.....là sai.
                    Mọi người đều công nhận rằng:
             Công ty hợp danh là một pháp nhân.
             Pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn.
             Nhưng công ty hợp danh lại phải chịu trách nhiệm vô hạn.
     Mình vẫn cho rằng có mâu thuẫn trong LDS và LDN khi quy định về vấn đề này.
         Có thể mình chưa hiểu biết hết trong vấn đề này.
         Rất mong các bạn...Chỉ giáo mình!
    Thanks!
     
    Báo quản trị |  
  • #98096   23/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn vanquylkt0901,

        Hình như câu bạn sửa lại cũng sai nữa vì bài viết trước đó bạn có nói gì về công ty hợp danh có trách nhiệm hữu hạn đâu. Bạn hãy đọc kỹ lại xem!!!

        Tôi nghĩ bạn nên tìm đọc cuốn sách phân tích lịch sử hình thành các loại hình công ty trên thế giới của LS Nguyễn Ngọc Bích. Lúc đó, các thuật ngữ đối nhân, đối vốn được sử dụng và rất rõ ràng. Cuốn sách này cách viết dễ hiểu, đọc giống như truyện vậy đó.

        Sau đó chúng ta sẽ trao đổi tiếp. Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 23/04/2011 11:01:51 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #98114   23/04/2011

       Đối nhân và đối vốn là mình gửi từ bài trươc rồi mà bạn.
     Còn mình sửa ở bài đó là:"Loại hình công ty hợp danh là trách nhiệm hữu hạn.....là sai."
       Vậy sai ở chỗ nào vậy bạn?
     Còn về đối nhân và đối vốn.Mình đươc biết có nhiều cách nói khác nhau.Nhưng nói chung nó đươc hiểu một cách đơn giản,Được thể hiện ngay ở cái tên của nó.Nhiều người có thể tự hiểu khi nghe tên gọi.
        Đối vốn:vấn đề chính là vốn ,tức là tiền,vàng,khoa học công nghệ.....có nó và những điều kiện bắt buôc khác(về mặt quen biết không nhất thiết phải có) có thể ra nhập hoăc thành lập công ty mang tính chất đối vốn.(Ví dụ như CTCP.).Công ty đối vốn chịu trách nhiệm hữu han.
        Đối nhân:vấn đề chính là nhân,tức con người.Khi ra nhập hoăc thành lập công ty thì giữa các thành viên bắt buộc phải có sự quen biết,tin tưởng.....như anh em bạn bè thân thiết.......Công ty đối nhân chịu trách nhiệm vô hạn.
       
                   Sách có nhiều người viết,có người viết đúng,có người viết chưa đúng.Đứng trước 1 vấn đề,mình hiểu rõ nguồn gốc của nó như thế nào là được.Mình không coi trọng quá việc cứ phải dựa vào sách nào bạn à.

             
     
    Báo quản trị |  
  • #98116   24/04/2011

    saothuong
    saothuong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Thân chào các bạn! mình đang là sinh viên xin phép được thảo luận cùng mọi người nhé. Có gì sai chân thành mong mọi người sửa dùm.

    Mình đồng ý với ý kiến của #ca0002;">#0072bc;">vanquylkt0901 khi cho rằng đang có sự mâu thuẫn giữa điều luật về vấn đề này.

    Theo luật thì công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Những chủ sở hữu chung này được gọi là thành viên hợp danh.

    Bên cạnh thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

    Như vậy từ tên gọi của loại hình này (công ty hơp danh) mà ta có thế thầy rằng thành viên hợp danh mới là thành viên chính đóng vai trò quan trọng trong công ty.

    Pháp nhân có trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình, còn thành viên của pháp nhân thì chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn góp của mình.

    Trong khi luật doanh nghiệp thì công nhận cty hợp danh có tư cách pháp nhân mà các thành viên hợp danh lại phải chịu trách nhiệm vô hạn.

    Theo em thấy cái này bất hợp lý quá.

    Vì vậy theo em nếu sửa đổi thì nên đổi thành thành viên hợp danh cũng như thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào công ty.

    Vì đang là sinh viên nên suy nghĩ còn no kém nhiều, không hiểu được các vấn đề mà các bạn bàn luận bên trên mong nhận được hướng dẫn cụ thể hơn của các bạn.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn saothuong vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (25/04/2011)
  • #98122   24/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Chào Maiphuong5 ! Rất vui lại được trao đổi với bạn !

    Trước hết là về quy đinh pháp nhân trong BLDS 2005
    Trích dẫn:
    Điều 84. Pháp nhân
    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
    1. Được thành lập hợp pháp;
    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.


    Như vậy, để được công nhận là pháp nhân thì phải hội đủ tất cả 4 yếu tố đã được liệt kê tại Điều 84, BLDS 2005. Tôi chỉ xin bình luận về yếu tố "Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó" bởi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề đang được thảo luận. Hiểu một cách đơn giản, tổ chức phải có tài sản của riêng chúng để phục vụ các mục đích dẫn đến sự ra đời của chúng, và chúng chỉ chịu trách nhiệm khi tham gia các quan hệ pháp luật trong phạm vi khối tài sản đó. Điều này đã tạo nên đặc tính TNHH (trách nhiệm hữu hạn) mang tính đặc thù của pháp nhân và tạo nên sự hấp dẫn của nó, khi mà thành viên góp vốn vào tổ chức có thể thoát khỏi nghĩa vụ dù phần nghĩa vụ có vượt quá hàng trăm lần so với phần tài sản của tổ chức đó bằng việc tuyên bố giải thể tổ chức (phá sản công ty).
    Tiếp theo, chúng ta cùng xem xét đến quy định về Công ty hợp danh trong LDN 2005
    Trích dẫn:
    Điều 130. Công ty hợp danh
    1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
    a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
    b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
    c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
    2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Có thể thấy đây giống như hình thức lai giữa đặc tính TNHH của công ty TNHH và đặc tính TNVH (trách nhiệm vô hạn) của doanh nghiệp tư nhân. Nếu dựa vào các điều kiện mà một pháp nhân cần phải có thì công ty hợp danh không thể được coi là pháp nhân bởi việc các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (chịu TNVH, nếu như tài sản của công ty không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì thành viên hợp danh phải dùng tài sản cá nhân để bù vào phần thiếu) đã phá vỡ điều kiện "chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn góp" mà tôi đã nói tạo nên tính hấp dẫn công ty được coi là có tư cách pháp nhân. Hay nói một cách khác, kể cả khi công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản thì các thành viên hợp danh không được miễn trách nhiệm trả nợ (nếu chưa thực hiện xong) như các thành viên góp vốn.
    Kết luận: Việc cho công ty hợp danh có tư cách pháp nhân (tính chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của thành viên)đã mâu thuẫn với chính bản chất của công ty hợp danh (tính chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh). Do đó, nên bỏ tư cách pháp nhân của thành viên hợp danh.

    -Thực ra, cũng có một bài cũng phân tích vấn đề này khá rõ, mọi người vào link sau đây để tham khảo:
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/04/29/8326/

    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 24/04/2011 01:26:15 SA

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (25/04/2011)
  • #98150   24/04/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    MÌnh có ý kiến này!
    Phân biệt rõ công ty đối nhân và công ty đối vốn. Theo mình biết, công ty đối nhân ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 13, còn công ty đối vốn ra đời khoảng thế kỷ thứ 17. Sau đó, để dung hoà giữa đối nhân và đối vốn thì các nhà lập pháp mới sáng kiến ra để dung hoà 2 trường hợp trên là công ty TNHH.
    Công ty TNHH ( không nói 1 TV ) thì đều là công ty đối vốn nhưng mang nặng tính chất đối nhân. Còn về trách nhiệm tài sản các bạn đã thảo luận mình không nói lại 

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #98274   24/04/2011

    Mâu thuẫn thì có,nhưng theo mình thì không nên bỏ tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
              Vì nó mang những tính đặc thù riêng và đã và đang là xu hướng của thế giới.
     
    Báo quản trị |  
  • #98510   25/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

        Giải thích và lý luận như #0072bc; font-size: 13px;">saothuong và #0072bc; font-size: 13px;">Im_lawyerx0 thì mới rõ ràng, dễ hiểu. Thật sự, tôi xác nhận có sự vênh giữa BLDS và LDN về vấn đề này, nhưng nằm trong ý đồ của nhà làm luật.

        Như trích dẫn trang web do #0072bc; font-size: 13px;">Im_lawyerx0 đưa ra thì vẫn có một số biện giải cho cái sự vênh này, cụ thể:

    "Quan điểm ngược lại cho rằng, khó có thể chứng minh việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự và nếu chứng minh được thì cũng không có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý, bởi Bộ luật Dân sự là luật chung còn Luật Doanh nghiệp là luật chuyên ngành[11]; việc thừa nhận này có thể coi là một ngoại lệ của Bộ luật Dân sự[12]. Đồng thời, khi trích dẫn pháp luật nước ngoài cho rằng công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân, những người viện dẫn đã không xem xét cụ thể những quy định để công ty hợp danh có thể tham gia giao dịch với người thứ ba và tham gia hoạt động tố tụng[13]. Để chứng minh cho tính hợp lý của việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, ngoài việc phản biện hai ý nêu trên, một số nhà khoa học đưa ra thêm hai lý do sau[14]: trước hết, pháp luật Việt Nam quy định rằng tổ chức tham gia một ngành nghề nào đó phải có tư cách pháp nhân. Vì vậy, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh cho phép loại hình doanh nghiệp này được quyền tham gia những ngành nghề đó; thứ hai, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là điều đơn giản và dễ dàng hơn việc xây dựng một loạt khái niệm pháp luật và kỹ thuật pháp lý khác để công ty hợp danh có thể tham gia giao dịch với bên thứ ba và tham gia vào hoạt động tố tụng".

        Ngoài ra, thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp được coi là khá mới và chưa phổ biến này ở Việt Nam. Như vậy, sự chồng chéo giữa LDN và BLDS không phải là nhà làm luật không biết mà xuất phát từ nhu cầu thực tế mà người ta nhận thấy rằng cần phải công nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh. Điều này có vẻ mang tính học thuật hoặc chiều sâu mà mình chưa thể biết.

        Vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi. Vài dòng trao đổi.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #98563   25/04/2011

    Bạn Maiphuong5 đã công nhận có mâu thuẫn........
              Theo các bạn thì cần phải thêm bớt từ ngữ nào trong BLDS và LDN để khi đọc,mọi người sẽ không phải thắc mắc..vẫn đảm bảo tính hợp lý của nó!!!
               Biết đâu 1 ngày nào đó,BLDS or LDN sẽ đươc sửa đổi theo ý kiến góp ý của bạn!
      Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #98919   26/04/2011

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào các bạn, theo tôi thì tuy là khi đọc thì có sự mâu thuẫn nhưng về bản chất thì vẫn không có gì khó hiểu cả.

    Luật doanh nghiệp năm 2001 thì chưa quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, đến sửa đổi năm 2005 thì mới quy định và việc quy định này của Việt Nam có khác hơn một số nước nhưng nhìn chung về bản chất thì không có sự khác biệt.

    Luật Doanh nghiệp quy định công ty hợp danh có hai loại là công ty có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn và loại chỉ có mỗi thành viên hợp danh không có thành viên góp vốn.

    Nếu công ty hợp danh mà chỉ có thành viên hợp danh thì khi phá sản sau khi cấn hết tài sản của công ty vẫn chưa đủ trả nợ cho chủ nợ thì các thành viên hợp danh của công ty liên đới trả nợ cho hết bằng tài sản của mình.

    Còn đối với công ty hợp danh có cả 2 loại thành viên hợp danh và thành viên góp vốn thì khi phá sản trình tự trả nợ cũng tương tự tức là sau khi trả hết bằng tài sản của công ty còn thiếu nữa thì thành viên hợp danh sẽ phải liên đới trả cho bằng hết nợ.

    Chế định pháp nhân đối với công ty hợp danh như là một biện pháp bảo lãnh cho thành viên hợp danh khi tham gia kinh doanh trên thương trường.

    Rõ ràng chế định pháp nhân rất có lợi cho loại hình công ty này vì vậy chúng ta không nên bỏ đi tư cách pháp nhân của loại hình công ty này.

    Bởi vì quy định về thành viên là đặc thù đối với công ty hợp danh vì vậy việc quy trách nhiệm khác nhau cho các thành viên trong loại hình công ty này cụ thể hơn khiến cho có sự không thống nhất với BLDS cũng là dễ hiểu.
     
    Báo quản trị |