Chào bạn kihuuphat. Trong câu hỏi bạn đưa ra thì mình xin chịu luật hồi xưa còn câu thứ hai mình xin trả lời như sau:
Trong trường hợp trên:
Thứ nhất :xâm phạm thi thể mồ mả;
- Khách quan:
Người phạm tội có các hành vi như đào, phá huỷ mồ mả, làm hư hỏng các tượng đài, bia đá xây trên mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật trong mộ, trên mộ, đào mả, khai quật xác…Hành vi này có thể tiến hành bí mật hoặc công khai. Tội phạm hoàn thành khi can phạm có một trong những hành vi đã nêu trên mà không cần xảy ra hậu quả
Theo phương án loại trừ A không phạm tội theo điều 246
Thứ hai:không tố giác tội phạm
- Khách quan: thể hiện ở việc người phạm tội không tố giác một trong số các tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự, liệt kê tại khoản 1 Điều 313. Không tố giác tội phạm là không báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Uỷ ban nhân dân) về một trong các tội phạm (quy định tại Điều 313) khi các tội phạm đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện.
Thứ ba :giết người
Giết người thì chắc chắn là không rồi
Thứ tư:đồng phạm tội giết người :Điều 20. Đồng phạm
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
Vì vậy A không đồng phạm tội giết người
Thứ năm:che dấu tội phạm
Khách quan: thể hiện ở hành vi che giấu mà không có hứa hẹn trước một trong các
tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự, liệt kê tại khoản 1 Điều 313. Che giấu tội phạm có thể là che giấu người phạm tội, tang vật, dấu vết…tội phạm. Hành vi che giấu thể hiện rất đa dạng nhưng cơ bản là được thực hiện một cách chủ động.
Ngoài ra, cũng bị xem là hành vi che giấu tội phạm khi người phạm tội dù không có hứa hẹn trước với người phạm tội nhưng đã có những hành vi nhằm cản trở việc phát hiện,điều tra, xử lý người phạm tội. Ví dụ, không cung cấp tài liệu, giấy tờ chứng minh tội phạm,không khai báo các thông tin chứng minh tội phạm khi được yêu cầu.Hành vi che giấu tội phạm mà có hứa hẹn trước với người phạm tội là đồng phạm tội phạm đó. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn thường truy cứu người phạm tội với vai trò đồng phạm mặc dù hành vi che giấu không có hứa hẹn trước với người phạm tội nhưng được thực hiện một cách thường xuyên, nhiều lần (thỏa thuận, hứa hẹn ngầm). Tội phạm được thành hiện chủ thể có hành vi che giấu nói trên mà không cần xảy ra hậu quả.
Đó là quan điểm của mình mong góp ý thêm
Thân!
Cập nhật bởi boyluat ngày 07/07/2011 10:47:58 CH
Cập nhật bởi Anlhk33-DLU ngày 07/07/2011 08:56:21 CH
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.
Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://lamchuphapluat.vn/
Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/