Theo dõi, kiểm tra và thông báo hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan

Chủ đề   RSS   
  • #616540 19/09/2024

    ngocngocngyn

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/03/2024
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo dõi, kiểm tra và thông báo hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan

    Bộ Tài chính quy định nội dung chi tiết về quy trình theo dõi, bảo quản, kiểm tra, xác minh và thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng, nội dung này được ban hành cụ thể theo Thông tư 203/2014/TT-BTC, dưới đây là nội dung chi tiết về những quy định trên.

    1. Quy trình theo dõi, bảo quản hàng hóa tồn đọng

    Điều 4 Thông tư 203/2014/TT-BTC thì người vận chuyển có trách nhiệm cung cấp thông tin về danh sách vận đơn quá 90 ngày, kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhập chưa có người nhận cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để làm cơ sở theo dõi, tổng hợp tình hình hàng hóa tồn đọng.

    Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chủ kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng) có trách nhiệm:

    - Theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng;

    - Bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng trong thời gian chờ xử lý theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.

    2. Kiểm tra, xác minh hàng hóa tồn đọng bao gồm những trường hợp nào?

    Điều 7 Thông tư 203/2014/TT-BTC đối với những lô hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh, xác định thực tế hàng hóa.

    Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, không phải thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư 203/2014/TT-BTC. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì Chi cục Hải quan niêm phong hàng hóa và giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng bảo quản trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư 203/2014/TT-BTC.

    Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm xuất trình hàng hóa tồn đọng cho cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, người vận chuyển không được yêu cầu cơ quan Hải quan ứng nộp các chi phí lưu kho, bãi, lưu container khi tiến hành kiểm tra; việc thanh toán các chi phí lưu kho, bãi, lưu container được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Thông tư 203/2014/TT-BTC.

    3. Thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng được thực hiện theo quy trình nào?

    Điều 8 Thông tư 203/2014/TT-BTC đối với hàng hóa tồn đọng quy định tại các điểm b, cd khoản 2 Điều 1 Thông tư 203/2014/TT-BTC, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng về hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan phải thông báo về hàng hóa tồn đọng. Trường hợp thông tin về hàng hóa tồn đọng do doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng cung cấp không đầy đủ hoặc cần phải xác minh thêm thì thời gian thực hiện việc thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng.

    Việc thông báo về hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:

    - Đăng tải trên Báo Hải quan 03 số liên tiếp;

    - Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan, Trang thông tin về tài sản nhà nước;

    - Niêm yết công khai tại trụ sở Cục Hải quan và Chi cục Hải quan.

    Thời hạn để người đến nhận hàng là 60 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu. Đối với hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, thời hạn thông báo để người đến nhận hàng là 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu.

    Trong thời hạn đến nhận hàng theo thông báo, nếu chủ hàng hóa/người vận chuyển đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và phải chịu các chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng. Trường hợp việc đăng ký tờ khai được thực hiện tại Chi cục Hải quan khác, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai phải có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý hàng hóa tồn đọng biết để theo dõi và làm các thủ tục tiếp theo.

    Quá thời hạn đến nhận hàng hóa theo thông báo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 203/2014/TT-BTC mà không có người đến nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đến nhận hàng, Chi cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan để xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư này.

    Các trường hợp không phải thông báo:

    - Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ quy định tại Điều 5 Thông tư 203/2014/TT-BTC;

    - Cơ quan Hải quan xác định được hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Thông tư 203/2014/TT-BTC.

    Như vậy, trên đây là nội dung chi tiết về quy trình theo dõi, bảo quản, kiểm tra, xác minh và thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng được quy định theo Thông tư 203/2014/TT-BTC.

     
    56 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận