Theo các bạn pháp luật có nên mặc định bồi thường sinh mạng con người là (100 năm * 1 năm lương tối thiểu)?

Chủ đề   RSS   
  • #518111 14/05/2019

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Theo các bạn pháp luật có nên mặc định bồi thường sinh mạng con người là (100 năm * 1 năm lương tối thiểu)?

    Mình thấy những vụ án mạng hoặc những vụ tai nạn giao thông chết người thì tất nhiên bị cáo cũng có bồi thường cho gia đình nạn nhân(theo thỏa thuận) nhưng mình cảm thấy là chưa đủ để bù đắp nỗi mất mát người thân vô giá.

    Do vậy mình nghĩ nhà nước nên mặc định giá trị bồi thường sinh mạng cho một người thiệt mạng do án mạng hoặc tai nạn giao thông là:

    Một người =  100 năm * 1 năm lương tối thiểu(của nhà nước quy định trong thời gian người đó tử nạn).

    Ví dụ:

    Lương tối thiểu nhà nước quy định là 3 triệu/ tháng.

    1 năm = 3*12 = 36 triệu (36.000.000).

    Vậy 100 năm = 36.000.000 * 100 = 3.600.000.000 (3 tỷ 600 triệu)

    Hoặc theo mình suy nghĩ khác theo hướng bồi thường nhẹ hơn là ví dụ người bị tai nạn giao thông tử nạn là 40 tuổi và mặc định bồi thường là 100 - 40 = 60

    Vậy 60 năm =  36.000.000 * 60 = 2.160.000.000 (2 tỷ 160 triệu)

    Luật pháp quy định chỉ cần trả đúng số tiền cho gia đình nạn nhân thiệt mạng thì mới được xem là yếu tố giảm nhẹ hình phạt. 

    Theo các bạn có nên áp dụng luật bồi thường sinh mạng cho một người tử nạn tai nạn giao thông như vậy. Gia đình nạn nhân không có quyền yêu cầu bồi thường thêm vì luật bồi thường như vậy cũng đã rất lớn rồi. Theo các bạn nếu áp dụng luật bồi thường này sẽ xảy ra như thế nào(hậu quả tốt hay xấu khi áp dụng)?

     
    2864 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518115   14/05/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo mình thấy áp khung mức cho việc bồi thường cũng có những điểm tích cực, tuy nhiên phải có cơ sở và tính toán hợp lý để có mức khung cụ thể. Bên cạnh đó những văn bản quy định về bồi thường hiện nay những nhà làm luật cũng đã qua thời gian nghiên cứu, cân đối giữa tình hình thực tế, giá trị tiền tệ, ... mới có thể đưa ra được mức quy định.  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/07/2019)
  • #518132   14/05/2019

    vuvankhai6789
    vuvankhai6789

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2019
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 213
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    mình thấy việc áp dụng này cũng có những ưu điểm như bù đắp nỗi mất mác của ng thân, dễ trong việc xử lý, áp dụng pl. Tuy nhiên quy định cụ thể như vậy sẽ làm cho dư luận lầm tưởng rằng 1 mạng sống sẽ có giá là nv, mặc dù mạng sống là vô giá. Mình nghĩ cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, có căn cứ và những cơ sở nhất định mới có thể đưa ra mức khung cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuvankhai6789 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/07/2019)
  • #518989   26/05/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy thì quy định này khá hay và có vẻ như là đánh vào tầng lớp người giàu và góp phần tăng ngân sách nhà nước. Vì thực tế đôi khi việc tai nạn chết người không chỉ là lỗi của bên người gây tai nạn mà còn có thể là lỗi cảu bên kia do uống rượu bia say sỉn... điều khiển xe rồi tự lao vào xe người khác mất mạng, vì vậy trong một số trường hợp thì việc xử phạt như trên vẫn amng tính bất cập

     
    Báo quản trị |  
  • #519075   27/05/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    DT_DA viết:

    Mình thấy thì quy định này khá hay và có vẻ như là đánh vào tầng lớp người giàu và góp phần tăng ngân sách nhà nước. Vì thực tế đôi khi việc tai nạn chết người không chỉ là lỗi của bên người gây tai nạn mà còn có thể là lỗi cảu bên kia do uống rượu bia say sỉn... điều khiển xe rồi tự lao vào xe người khác mất mạng, vì vậy trong một số trường hợp thì việc xử phạt như trên vẫn amng tính bất cập

    Theo mình thì sẽ nghiên cứu và hoàn thiện từ từ trước khi ra luật mà:

    1)Tai nạn giao thông:

    -Lỗi của nạn nhân thì miễn hoàn hoàn trách nhiệm trả tiền 100 năm * 1 năm lương tối thiểu với người gây ra tai nạn. Lúc đó người gây tai nạn hoặc gia đình người gây tai nạn chỉ góp tiền tùy tâm(thường khoảng 10 triệu phúng điếu).

    2)Án mạng chết người:

    -Nếu là tự vệ chính đáng và thậm chí là vượt mức phòng vệ chính đáng thì cũng được miễn hoàn hoàn trách nhiệm trả tiền 100 năm * 1 năm lương tối thiểu.

    3)Thành lập Quỹ(mình không biết đặt tên là gì) do nhà nước quản lý. Quỹ này thu 50 K / Tháng đối với công dân Việt Nam trưởng thành trên 18 tuổi. Quỹ này mục đích trả thay tiền cho bị cáo phạm tội như Tai nạn giao thông và án mạng (mục đích là giúp đỡ cho gia đình nạn nhân là chính về vật chất). 

    50K *100 triệu dân VN = ? (số rất lớn)

    Mình nghĩ 1 và 2 còn làm được chứ 3 rất khó làm.

     
    Báo quản trị |  
  • #519438   30/05/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Trong bài báo này càng đọc càng tức những comment bảo là vòi vĩnh người gây tai nạn. Sao họ không nghĩ rằng nếu mẹ của họ bị xe cán chết thì họ có đau đớn không?

    Adam

    Tôi nói thiệt với mọi người là nếu như người gây tai nạn kia họ nghèo khổ thì không có đồng tiền nào bồi thương cũng phải chấp nhận. Đừng thấy người ta giàu có mà vòi vĩnh.

     

    Trà Uyên

    thử đặt mình vào vị trí người gây tai nạn xem, chắc phải huy động cả họ mới vay được 2 tỷ để trả cho nạn nhân, suy nghĩ phải có trước có sau.

     

    Trà Uyên

    Vừa phải thôi, không phải thấy người ta nhiều tiền mà được voi đòi tiên.

     

    https://news.zing.vn/gia-dinh-nan-nhan-vu-bmw-gay-tai-nan-o-hang-xanh-doi-boi-thuong-2-ty-post947992.html

     

    Do vậy mình nghĩ càng lúc nên hoàn thiện luật bồi thường để từ này không phải tranh cãi cứ theo luật mà áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)
  • #519461   30/05/2019

    Nếu như đề xuất của bạn được cụ thể hóa vào trong một đạo luật nào đấy thì theo mình nó cũng có nhiều điểm tích cực. Cụ thể nó có thể giải được bài toàn "bồi thường tổn thất về tinh thần" cho thân nhân người bị hại. Đó tới giờ việc tính toán việc bồi thường tổn thất tinh thần cho thân nhân người bị hại là một việc đau đầu khá nhiều thẩm phán. Do đó, nếu như có một "công thức" tính được nên bồi thường một mạng người là bao nhiều là một điều khá thực tiễn.

     
    Báo quản trị |  
  • #519468   30/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Nghe cũng có vẻ hợp lý. Nhưng cũng cần có cơ sở để đưa ra mức này. Không phải đơn giản mà người ta bỏ ngõ, không quy định cụ thể về mức bồi thường trong những vụ như thế này. Chắc phải xem nguyên nhân vì sao không quy định cụ thể thì mới bàn tiếp được.

     
    Báo quản trị |  
  • #519471   30/05/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    haihongnguyen viết:

    Nghe cũng có vẻ hợp lý. Nhưng cũng cần có cơ sở để đưa ra mức này. Không phải đơn giản mà người ta bỏ ngõ, không quy định cụ thể về mức bồi thường trong những vụ như thế này. Chắc phải xem nguyên nhân vì sao không quy định cụ thể thì mới bàn tiếp được.

    Theo mình cơ sở này là rất cực kỳ thấp rồi vì nó dựa theo lương tối thiểu của nhà nước quy định.

    Chứ nếu mà tính theo thu nhập của một người tử nạn ví dụ 13 triệu / tháng thì mình nghĩ người gây tai nạn sẽ không thể trả nổi.

    Mình mới nghĩ thêm cách tính khác ví dụ tuổi hưu nam là 65 tuổi và giả sử người tử nạn là 33 tuổi.

    Thông số bồi thường: 65 - 33 =32

    Lương tối thiểu một năm là 36000000 (3 triệu/ tháng)

    Vậy số tiền bồi thường sẽ là 32 * 36.000.000 = 1.152.000.000 (1 tỷ 152 triệu)

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)
  • #519472   30/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Cực thấp so với cái nhìn thông thường của mình thôi. 1 con số gì được đưa ra không phải dựa trên ước lượng cảm tính được. Ví dụ như lãi suất ngân hàng không thể dựa trên cảm tính, Chí cần thay đổi 0,01% cũng đã ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng ngàn, hàng vạn người. Nên theo tôi, việc áp con số nào đó cũng phải dựa trên bài toán luật pháp, bài toán tài chính, chạy mô hình...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haihongnguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)
  • #519481   30/05/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình thấy mục đích của chủ bài viết rất có theinej ý nhưng nếu như vậy vô hình chung bạn đnag định giá một mạng người đáng giá bao nhiêu rồi. Bên cạnh đó muốn đưa ra mức bồi thường đó còn cần phải căn cứ nhiều thứ chứ không thể áp dụng chung cho tất cả được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)