Thế nào là "giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng"

Chủ đề   RSS   
  • #291017 11/10/2013

    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Thế nào là "giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng"

    BỘ LUẬT HÌNH SỰ

    Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng  
    1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
     
    Cơ sở nào để phán xét vượt hay không vượt giới hạn phòng vệ chính đáng mà các thẩm phán căn cứ, áp dụng? Em xin cảm ơn
     
     
    6226 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #291120   12/10/2013

    PCCOLORMANFOOD
    PCCOLORMANFOOD

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:19/12/2012
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Bạn tham khảo thêm NQ 02/HDTP tại Mục II có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng. và để thỏa mãn chế định phòng vệ chính đáng phải thỏa các điều kiện:

    "

    - Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;

    - Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;

    - Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;

    - Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

    Cần thiết không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe doạ gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

    Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại; cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xẩy ra sự việc v.v... Đồng thời cũng phải chú ý yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

    Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và đã gây thiệt hại rõ ràng quá mức đối với hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không cần thiết và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là cần thiết thì đó là phòng vệ chính đáng.”

    chia sẻ với bạn vài thông tin mình biết,

    Thân

    Cập nhật bởi khaulam ngày 12/10/2013 10:20:46 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PCCOLORMANFOOD vì bài viết hữu ích
    loveaffair (18/10/2013)
  • #292083   18/10/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Em cảm ơn luật sư và em đã đọc kĩ trích đọn Nghị quyết trên rồi, nhưng lí thuyết thì vẫn là lí thuyết. Em lấy ví dụ, em bị người truy sát ép buộc em phải rơi xuống vực, em chỉ có thể lựa chọn em đi hoặc người đó đi, khi người đó rơi xuống thì em kéo lên nhưng vừa kéo lên xong họ lại quyết tâm đẩy mình xuống vực đến cùng.
     
    Em không có lựa chọn khác vì nếu chạy thì người này quyết kéo lại. Em chỉ còn biết đẩy họ...ra đi. Trường hợp nữa là em không có gì trên tay ngoại một khẩu súng, còn đối phương thì cầm kiếm. Em chắc chắn sẽ bị họ chém nên em đành phải nổ súng vào chân họ để cảnh cáo sau khi bắn chỉ thiên không làm cho họ sợ.
     
    Nhưng khi em bắn đạn ea thì ngay lập tức người này phi người lao sang một bên khiê  viên đạn xuyên trúng mạng sườn và vết thương ra máu quá nhiều, cấp cứu về sau không kịp. Nhưngx trường hợp trên thì em sẽ được cho là vượt quá phòng vệ chính đáng không ạ?
     
    Báo quản trị |