Chào bạn
Bản án, quyết định của toà án là văn bản áp dụng pháp luật do đó một trong các đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật là : được ban hành dựa trên nội dung văn bản pháp luật (luật, nghi định, thông tư …) nên không được trái với văn bản đó.
Có sai làm khi áp dụng pháp luật chính là áp dụng không đúng hoặc trái quy định của các văn bản pháp luật hiện hành.
Đối với việc định lượng là sai làm nghiêm trọng thì có thể rút ra từ bài viết trên của bạn BachThanhDC :
“Khái niệm này đã chỉ rõ những đặc điểm về vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng gồm:
- Phải có hành vi không thực hiện những quy định bắt buộc trong Bộ luật Tố tụng Hình sự khi tiến hành tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tung, người tiến hành tố tụng;
- Hoặc có hành vi thực hiện, nhưng thực hiện không đúng theo trình tự, thủ tục đã quy định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
- Các hành vi trên phải xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…;
- Hoặc việc bỏ qua hoặc thực hiện không đúng không đầy đủ thủ tục làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện.
Ví dụ: Đối với các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc bị truy tố ở khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bắt buộc phải chỉ định luật sư, nhưng bỏ qua không thực hiện là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được pháp luật quy định.
Những vi phạm thuộc các trường hợp trên đều coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và phải được điều tra, truy tố lại hoặc xét xử lại. Những vi phạm ngoài phạm vi khái niệm này thì được coi là những vi phạm tố tụng không nghiêm trọng và chỉ thực hiện việc kiến nghị sửa chữa, khắc phục.
Ví dụ: Vi phạm về thời hạn điều tra, thời hạn xét xử …cũng là những vi phạm tố tụng nhưng không thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng.”
Cụ thể suy ra, là vi pham nghiêm trọng nếu :
- Các hành vi trên phải xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của các đương sự trong vụ án hành chính.
Ví dụ : Chuyễn nhương nhà đất từ năm 1990 và sử dụng ổn định không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch nhưng TA cho là việc VP.ĐKQSDĐ không cấp giấy Chứng nhận là đúng vì HĐ không được công chứng, chứng thực là vi phạm nghiêm trọng vì theo luật đất đai 2003 trường hợp này đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận.
- Hoặc việc bỏ qua hoặc thực hiện đánh giá không đúng không đầy đủ CHỨNG CỨ làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện.
Do đó :
"Những vi phạm ngoài phạm vi khái niệm này thì được coi là những vi phạm tố tụng không nghiêm trọng và chỉ thực hiện việc kiến nghị sửa chữa, khắc phục".
Ví dụ : TA cho là việc VP.ĐKQSDĐ không cấp giấy Chứng nhận là đúng vì giấy CN là cấp cho hộ thì phải có sự đồng ý của tất cả người trong hộ nhưng lại viện dẫn luật đất đai 2003 thay vì luật đất đai năm 1993 (luật có hiệu lực tại thời điểm giao dịch thực hiện) dù điều có quy định giống nhau, tuy nhiên, sai lầm này không làm thay đổi bản chất vụ án và không xâm phạm đấn quyền lợi của các đương sự nên không phải là sai lầm nghiêm trọng.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 24/12/2013 07:20:16 SA
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 23/12/2013 09:25:00 CH