Thế nào là chung sống như vợ chồng?

Chủ đề   RSS   
  • #243314 03/02/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


    Thế nào là chung sống như vợ chồng?

    Tại khoản 2 điều 4 luật hôn nhân và gia đình hiện hành có quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

    Với quy định này chúng ta thấy được lòng nhiệt thành của các nhà làm luật trong công cuộc bảo vệ chế định hôn nhân một vợ một chồng. Chúng ta không thể phủ nhận lòng nhiệt thành đó, nhưng thực tiễn đã phủ nhận nó, bởi nhà làm luật không cân nhắc kỹ lưỡng về mặt ngữ nghĩa của từ hoặc có thể nhà làm luật vô tình dùng từ không phù hợp chăng? Không biết các nhà làm luật nghĩ gì về từ như , đó là từ định tính hay định lượng? Không có văn bản dưới luật nào định nghĩa, hay xác định rõ khái niệm sống như vợ chồng là sống thế nào.

    Do đó, quy định trên của luật hôn nhân và gia đình chỉ mang tính chất tượng trưng mà không có tính thực tiễn. Không xác định được sống thế nào là sống như vợ chồng, thì sẽ không có cơ sở để phát hiện và chế tài để áp dụng cho hành vi đó.

     Bởi vậy, các nhà làm luật cần quy định lại sao cho điều luật không những có giá trị pháp lý mà còn có thể áp dụng vào thực tiễn một cách dễ dàng. Theo tôi, “thà không có còn hơn có mà chẳng ý nghĩa gì!”. Đây là trách nhiệm của nhà làm luật đối với nhân dân và đất nước.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 03/02/2013 10:26:00 CH
     
    20611 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #243319   03/02/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định tại Chương XV tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình theo bộ luật hình sự 1999

    3.1. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #243333   04/02/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


     

    Chào boyluat!

     

    Trước hết mình xin cảm ơn chia sẻ của bạn.

     

    Trong bài viết mình có khẳng định không có văn bản dưới luật nào định nghĩa, hay xác định rõ khái niệm sống như vợ chồng là sống thế nào.

     

    Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC tuy có đưa ra định nghĩa nhưng định nghĩa này thật sự rõ hay chưa? Hay chỉ mang tinh chung chung…

     

    Thật sự ngôn từ trong định nghĩa mang tính chất cảm tính là chính, Ví dụ:

    -          Như thế nào là: sinh hoạt chung như một gia đình?

    -          Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung. Vậy trong trường hợp “không thường” như họ không có con chung thì phải xác định như thế nào? Có thể là xác định dựa vào: …được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng?

    -          Vậy hàng xóm  và xã hội xung quanh coi như vợ chồng. Một lần nữa lại dùng từ “coi như” để giải thích cho từ “như”. Như thế là cách dùng một từ không rõ (mang cảm tính) để giải thích cho một từ chưa rõ. Tóm lại, thì cũng quy định một cách chung chung.

     
    Báo quản trị |  
  • #243385   04/02/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bạn đang quá máy móc trong từ ngữ đấy. Đúng là về mặt ngữ nghĩa thì luật cần phải chính xác. Tuy nhiên đó là chỉ đối với những từ ngữ gây tranh cãi, hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa mới cần phải định nghĩa. Còn những từ ngữ đơn giản, thông dụng thì không cần phải có định nghĩa hoặc làm rõ, bởi vì nếu vậy thì tất cả các văn bản pháp lý đang và sẽ ban hành cần phải có một bảng định nghĩa từ ngữ cho từ chữ trong văn bản đó.

    Nếu bạn giữ nguyên quan điểm thì bạn nên xem hai bộ luật cơ bản của VN là BLDS 2005 và BLHS 1999 để thấy rằng từ nhưcoi như được sử dụng rất nhiều.

    Nếu nói thuật ngữ pháp lý Việt Nam củ chuối thì phải nói tới từ "Người" trong tố tụng.

    TTHS thì người (bị hại) chỉ là người - cá nhân

    TTDS thì người (có quyền lợi/nghĩa vụ) liên quan lại gồm cả cá nhân, tổ chức !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #243414   04/02/2013

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


     

    Thật ra vấn đề này không cần thiết phải đặt lên bàn các bạn ạ, trong khi điều văn của hai quy phạm các bạn trích dẫn đã khá rõ ràng, tuy có hơi rườm rà.

     

    Nếu hiểu được vợ chồng (hợp pháp) làm những chuyện gì cùng nhau thì chúng ta cũng hiểu được những cặp nam nữ chung sống như vợ chồng (chưa/không đăng ký kết hôn, "phòng nhì", "phòng tam" …) cũng làm ngần ấy những chuyện đó. Tương tự, một gia đình bình thường sinh hoạt chung như thế nào thì các cặp "góp gạo thổi cơm chung" cũng sinh hoạt như thế thôi.

     

    Hai từ ngữ mà bạn phamthanhhuu nêu là "thường" và "không thường" chẳng qua là những ví dđể làm sáng tỏ cho điều văn được trích dẫn. "Thường" trong Thông tư liên tịch được dẫn chiếu được hiểu là một ví dđiển hình nhất, rõ ràng nhất chứng minh cho việc sống chung như vợ chồng mà có thể không cần phải chứng minh gì nữa hết. "Không thường" là trường hợp hai người chung sống mà chưa có con, chẳng hạn, nhưng không ai là không nhận biết mối quan hệ tình cảm ngoài luồng của họ. Chỉ cần một trong ba người trong cuộc tình tay ba đưa đơn thưa đến chính quyền địa phương thì lúc đó họ sẽ biết hiệu nghiệm của điều văn nêu ở trên. Vấn đề nằm ở chỗ hiếm có trường hợp đi thưa chuyện thuần túy tình cảm.

     

    Nhìn qua xứ Cờ Hoa một chút để so sánh, Luật Hình sự của một tiểu bang nằm gần DC quy định hai tội phạm liên quan đến nội dung đang bàn thảo là tội ngoại tình (adultery) và tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (bigamy) tại các Điều 10–501 và Điều 10–502 tương ứng. Tội đầu tiên được phân loại là tội tiểu hình (tội nhẹ); tội sau thuộc loại tội đại hình (tội nặng, nghiêm trọng).

     

    Hai tội nêu ở trên không được định nghĩa chính thức trong đạo luật. Chỉ có mô tả hành vi cho tội thứ hai. Với tội ngoại tình, hình phạt đối với tội này là phạt tiền (10 USD).

     

    Trong khi đó, tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng chịu hình phạt tù ở với mức hình phạt không quá 9 năm tù ở (Điều 10–502). Khoản a của điều luật quy định các trường hợp loại trừ để không áp dụng điều luật này. Khoản b mô tả hành vi phạm tội như sau: Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của mình với một người còn sống, cấm một người kết hôn với một người khác (While lawfully married to a living person, a person may not enter into a marriage ceremony with another). Điều văn mô tả hành vi phạm tội đơn giản thế thôi. (Luật pháp các nước tư bản phương Tây thừa nhận việc kết hôn theo nghi thức dân sự và cả nghi lễ tôn giáo). Khoản c quy định hình phạt và mức hình phạt, như đã nói ở trên.

     

    Về vấn đđịnh nghĩa thuật ngữ "người" trong luật của ta, chúng ta chưa quen với việc xem pháp nhân là một "con người". Kỳ thực, chủ thể đó cũng là "người" do pháp luật khai sinh. Luật Anh, Mỹ, Úc đều định nghĩa "người" (person) bao hàm cả cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức, công ty các loại… Chẳng hạn, ngay trong đạo luật hình sự của tiểu bang được đưa ra so sánh  ở trên, khoản h Điều 1–101 định nghĩa "người" như sau: “Person” means an individual, sole proprietorship, partnership, firm, association, corporation, or other entity.@

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 04/02/2013 10:54:46 CH chỉnh cỡ chử

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quoctranllc vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (04/02/2013)
  • #243438   04/02/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Về mặt pháp lý, hiện tại thì hai người chỉ được xem là vợ chồng khi có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hợp pháp. Nếu lấy tiêu chuẩn này để xác định tội danh vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì chẳng thể thực hiện vì nó không xảy ra, ít nhất là trên lý thuyết (Luật Mỹ thì sử dụng chiêu này được do việc công nhận hôn nhân có thể được thực hiện bằng thủ tục pháp lý hoặc nghi lễ tôn giáo. Nó được cái rõ ràng nhưng sẽ bị giới hạn về phạm vi áp dụng hơn ở VN, vì nhiều cặp yêu nhau vi phạm chế độ một vợ một chồng đâu cần thủ tục hay nghi lễ đó trước khi sống chung).

    Thế cho nên pháp luật VN lại đành phải quay về "tiêu chuẩn  vợ chồng" của cuộc sống để áp dụng xử lý.  Tiêu chuẩn này cũng chẳng thể áp dụng cho mọi người (kể cả các hướng dẫn của Thông tư liên tịch nói trên) vì thế cho nên cuối cùng vẫn là do nhận định của các bác thẩm phán nhà ta cả thôi. 

    Đối với sử dụng thuật ngữ "như" hay "coi như" theo quan điểm của mình thì khi soạn thảo luật nếu nhà làm luật đã lường trước được là không thể có tiêu chuẩn rõ ràng cho việc xác định mối quan hệ vợ chồng thì nên dùng thẳng từ "coi như" thì hay và rõ ràng hơn. Đây là trường hợp mà luật pháp phải sử dụng ý kiến của một số người (có thể là những người có liên quan hoặc chuyên gia hoặc ai đó tùy nội dung vấn đề cần xác định) để xem hành vi đó có thỏa mãn quy định hay không.

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    thuviendaihocdalat (04/02/2013) phamthanhhuu (04/02/2013)
  • #243474   04/02/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


    cho rằng:

    Nếu hiểu được vợ chồng (hợp pháp) làm những chuyện gì cùng nhau thì chúng ta cũng hiểu được những cặp nam nữ chung sống như vợ chồng (chưa/không đăng ký kết hôn, "phòng nhì", "phòng tam" …) cũng làm ngần ấy những chuyện đó. Tương tự, một gia đình bình thường sinh hoạt chung như thế nào thì các cặp "góp gạo thổi cơm chung" cũng sinh hoạt như thế thôi.

    Hai từ ngữ mà bạn phamthanhhuu nêu là "thường" và "không thường" chẳng qua là những ví dđể làm sáng tỏ cho điều văn được trích dẫn. "Thường" trong Thông tư liên tịch được dẫn chiếu được hiểu là một ví dđiển hình nhất, rõ ràng nhất chứng minh cho việc sống chung như vợ chồng mà có thể không cần phải chứng minh gì nữa hết. "Không thường" là trường hợp hai người chung sống mà chưa có con, chẳng hạn, nhưng không ai là không nhận biết mối quan hệ tình cảm ngoài luồng của họ. Chỉ cần một trong ba người trong cuộc tình tay ba đưa đơn thưa đến chính quyền địa phương thì lúc đó họ sẽ biết hiệu nghiệm của điều văn nêu ở trên. Vấn đề nằm ở chỗ hiếm có trường hợp đi thưa chuyện thuần túy tình cảm.

    Rất cảm ơn ý kiến của anh !

    Những gì anh nói không ai có thể phủ nhận được về mặt lý luận. Tuy nhiên, trên thực tế thì gặp nhiều rắc rối trong những trường hợp "không thường". Ví dụ: Có những đồng bào dân tộc thì cho rằng: chỉ cần 2 người nam và nữ ngủ với nhau qua một đêm thì đã gọi là vợ chồng; nhưng nếu lấy "quy tắc" đó mà áp dụng trên toàn Việt Nam thì sẽ có nhiều điều phi thực tế. Tại thông tư liên tịch: 01 lại chứa đựng cụm từ "...được hàng xóm và xã hội xung quanh...". Mà hàng xóm, xã hội xung quanh ở những nơi khác lại có những quy tắc đạo đức xử sự khác nhau; bởi vậy, có thể dẫn đến 2 người ở 2 địa phương khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam cùng thực hiện 1 hành vi, nhưng có người là vi phạm còn người kia thì không?

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 04/02/2013 10:38:56 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #570986   30/04/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1162)
    Số điểm: 8450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Thế nào là chung sống như vợ chồng?

    Tôi khá đồng tính với quan điểm của bạn trên khi nói những từ ngữ đơn giản, thông dụng thì không cần phải có định nghĩa hoặc làm rõ, bởi vì nếu vậy thì tất cả các văn bản pháp lý đang và sẽ ban hành cần phải có một bảng định nghĩa từ ngữ cho từ chữ trong văn bản đó. Do đó, cần xem xét lại những khái niệm pháp lý đề phòng bị đánh tráo từ ngữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #572718   26/06/2021

    Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.

    Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579161   31/12/2021

    Sống như vợ chồng thì cũng không khác vợ chồng sống chung với nhau là mấy. Tuy nhiên sẽ chẳng có ai vô nhà bạn để hỏi rằng liệu bạn và người còn lại đã đăng ký kết hôn hay chưa. Do đó khó có thể xác định được thế nào là chung sống như vợ chồng. Chỉ khi nào có chuyện xảy ra thì lúc này mới xác định được.

     
    Báo quản trị |