Thế nào là biểu tình hợp pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #107518 03/06/2011

    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần


    Thế nào là biểu tình hợp pháp?

    Mấy ngày qua trên các trang mạng xã hội như facebook, yahoo, các diễn đàn, thậm chí cả mạng di động đang phát đi lời kêu gọi biểu tình ngày 5/6/2011 để phản đối những động thái quân sự mới đây của TQ tại Biển Đông.
    Ở đây chúng ta không bàn về việc tham gia hay không tham gia biểu tình. Tuy nhiên đọc nội dung của lời kêu gọi tôi thấy có đoạn " đây là cuộc biểu tình hợp pháp" . Là dân luật mình liền tìm hiểu một số văn bản liên quan nhưng vẫn chẳng hiểu thế nào là biểu tình hợp pháp cả!
      Mình tìm hiểu thì trong lịch sử có 1 văn bản quy định về vấn đề này là Sắc lệnh 31 ngày 13/9/1945 do Chủ tịch chính phủ lâm thời( Hồ Chí Minh) ký. Trong đó quy định "Điều thứ 1: Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này".
      Còn hiện nay, chỉ có Hiến pháp quy định chung chung về biểu tình tại Điều 69: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên không có quy định cụ thể về biểu tình nên cụm từ "biểu tình theo quy định của pháp luật" khá khó hiểu. Ngoài HP còn có Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Tuy nhiên nghị định chỉ quy định về việc xử lí hành vi tụ tập đông người chứ không quy định cụ thể về biểu tình. Tất nhiên biểu tình thì phải tụ tập đông người. Nhưng các hình thức, mục đích tụ tập đông người rất đa dạng như: bãi công, đua xe, cho tới đi chơi, dự tiệc cưới... Trong khi biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động, thường có những người tụ họp vào một nơi hay diễn hành trên đường phố để phát biểu ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng. Mục đích biểu tình thường mang màu sắc chính trị.
    Kết luận, biểu tình ở VN chưa được quy định cụ thể. Do đó khả năng rủi do khi tham gia biểu tình khá cao nhất là khi bị các đối tượng phản động lợi dụng.

    Các member hiểu biết về vấn đề này xin share cho mọi người.

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    29649 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #107528   03/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bạn kết luận hoàn toàn chính xác về điểm: biểu tình ở VN chưa được quy định cụ thể

    Về mặt lý luận, đối với dạng quy phạm quy định tại điều 68 HP thì về nguyên tắc, sau khi NN ban hành quy định này, thì phải xây dựng các quy phạm tiếp theo quy định chi tiết cụ thể quyền biểu tình để công dân thực hiện quyền của mình. Nếu NN không quy định, đồng nghĩa với việc NN mặc nhiên thừa nhận quyền biểu tình của người dân không cần xin phép, tổ chức... miễn sao đáp ứng được điều kiện về địa điểm biểu tình không vi phạm địa điểm cấm, khu vực cấm hoặc thời gian biểu tình không vi phạm thời gian cấm.

    Cần lưu ý: NN đã quy định tại NĐ 73/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội rằng:

    Trích:
    Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    ...
    n) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;
    Và trong Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng đã quy định một số quy định về tập trung người nơi công cộng. Tuy nhiên thì tập trung người nơi công cộng và biểu tình là hai vấn đề khác nhau. NĐ trên không thể điều chỉnh được hoạt động biểu tình.
    Cập nhật bởi boyluat ngày 03/06/2011 08:26:13 CH cập nhật vb

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #107747   03/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn #0072bc;">Tranthungvp!
    Biểu tình, bãi thị, bãi khoá.... đã được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Nhưng đến hiện giờ vẫn chưa có luật hay nghị định quy định về chuyện này. Cho nên hình thức biểu tình ở VN hiện nay đều bất hợp pháp ( không tính biếu tình phản đối của người lao động đối với chủ sử dụng lao động)
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #107760   03/06/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    hiện tại chưa có luật biểu tình mà mới chỉ có dự thảo, nên do đó không có cuộc biểu tình nào là biểu tình hợp pháp ở việt nam.
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #548388   04/06/2020

     

    takeshilaw viết:

    hiện tại chưa có luật biểu tình mà mới chỉ có dự thảo, nên do đó không có cuộc biểu tình nào là biểu tình hợp pháp ở việt nam.
    thân!

     

    Tôi cho rằng, hiến pháp đã hiến định công dân có quyền biểu tình, theo quy định của pháp luật, đây là quyền cơ bản.

    Mặt khác, nguyên tắc khi cùng một vấn đề mà có quy định khác khác nhau tại các văn bản khác nhau thì áp dụng quy phạm tại văn bản ban hành sau hoặc văn bản có tính pháp lý cao hơn. quy phạm hiến định này không có luật quy định cụ thể dẫn đến xử theo 02 hướng:

    1. Công dân biểu tình theo điều 68 hiến pháp là hợp pháp.

    2. Công dân biểu tình theo điều 68 hiến pháp là vi phạm ? Vậy, quốc hội không ban hành "luật biểu tình" qua nhiều nhiệm kỳ, như vậy đại biểu quốc hội, UBTV quốc hội và quốc hội có vi phạm không? ai xử lý, Công dân có quyền miễn nhiệm đại biểu không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng miễn nhiệm như thế nào? quy định ở đâu cũng không có.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luonghoainangtq vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2020)
  • #107761   03/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thế nào là hợp pháp, và thế nào là bất hợp pháp. Mọi người nên nhìn nhận lại vấn đề.

    Một nguyên tắc cơ bản nhất trong các nguyên tắc pháp luật, đó là công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.

    NN cho phép biểu tình theo quy định của pháp luật. Và pháp luật về biểu tình mới chỉ một quy định về biểu tình trong HP. Như vậy, chỉ cần thực hiện quyền này theo HP sao cho không vi phạm các quy định khác của PL không liên quan tới biểu tình là đã hợp pháp.

    Không nên nhầm lẫn giữa việc NN chưa ban hành quy định về biểu tình mà thực hiện biểu tình là bất hợp pháp.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #116905   11/07/2011

    tung.duong
    tung.duong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    boyluat viết:
    Thế nào là hợp pháp, và thế nào là bất hợp pháp. Mọi người nên nhìn nhận lại vấn đề.

    Một nguyên tắc cơ bản nhất trong các nguyên tắc pháp luật, đó là công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.

    NN cho phép biểu tình theo quy định của pháp luật. Và pháp luật về biểu tình mới chỉ một quy định về biểu tình trong HP. Như vậy, chỉ cần thực hiện quyền này theo HP sao cho không vi phạm các quy định khác của PL không liên quan tới biểu tình là đã hợp pháp.

    Không nên nhầm lẫn giữa việc NN chưa ban hành quy định về biểu tình mà thực hiện biểu tình là bất hợp pháp.


    1/ Theo http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1992/199204/199204180001

    Điều 69

    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.



    2/ Theo http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/cpchxhcnvn/chucnangnv/luattochuccp.html

    Chương II

    NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH PHỦ

    Điều 18

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp:

    1. Trình các dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chương trình của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh với Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp;



    3/ Theo http://www.luatgiapham.com/phap-luat/10-hanh-chinh/1344-nghi-dinh-cua-chinh-phu-so-382005nd-cp.html

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 38/2005/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2005
    QUY ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Để giữ gìn trật tự công cộng, góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật;

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,


    NGHỊ ĐỊNH:

     


    CHƯƠNG II
    NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

     

    Điều 7. Quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng

    Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.


    Từ 1 + 2 + 3 thì Nghị định của CP số 38/2005 chính là văn bản quy phạm pháp luật của CP ban hành để thi hành điều 69 của Hiến Pháp, hướng dẫn việc tổ chức biểu tình theo trình tự pháp luật. Trừ khi bạn cho rằng biểu tình không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 7 "Quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng" của Nghị định 38/2005 thì mới bảo hiện nay không có quy định về biểu tình.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tung.duong vì bài viết hữu ích
    QALan (21/09/2018)