Thẻ Cán bộ, Thẻ Công chức, Thẻ Luật sư, Thẻ Luật gia có tác dụng gì?

Chủ đề   RSS   
  • #566634 18/01/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Thẻ Cán bộ, Thẻ Công chức, Thẻ Luật sư, Thẻ Luật gia có tác dụng gì?

    Thẻ cán bộ, công chức, Luật sư, Luật gia

    Thẻ của Cán bộ, Công chức, Luật sư, Luật gia

    Những khái niệm như cán bộ, công chức, luật sư, luật gia đã không còn xa lạ trong xã hội, tuy nhiên để gọi một người bằng những danh xưng kể trên, liệu chúng ta có thể xác định qua một tấm thẻ giống như căn cước công dân hay không?

    1. Thẻ cán bộ, công chức

    Quy định về Thẻ cán bộ, công chức nằm trong Quyết định 06/2008/QĐ-BNV.

    Tại Điều 3 của Quyết định này nêu rõ:

    - Thẻ cán bộ, công chức, viên chức là công cụ để nhận biết và xác định vị trí, chức danh của từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    - Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; ảnh, họ và tên, chức vụ hoặc chức danh công việc của cán bộ, công chức, viên chức; mã số thẻ.

    => Điều này có nghĩa, nhìn vào một chiếc thẻ cán bộ, công chức, chúng ta có thể biết những thông tin cụ thể về vị trí công tác cũng như các thông tin liên quan đến công tác của người này.

    Đặc biệt, Điều 6 và Điều 8 của Quyết định có nhắc đến một số trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với chiếc thẻ này, đó là:

    - Phải đeo khi thi hành công vụ

    - Không được cho mượn

    - Khi làm mất phải thông báo để được cấp thẻ mới

    Theo đó, nếu tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, chỉ cần nhìn thấy chiếc thẻ này, bạn sẽ hiểu ngay người đeo thẻ đang thực hiện công vụ của mình và đang công tác ở đâu.

    Như đã biết, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh, đây là những người được Nhà nước quản lý chặt chẽ vì họ đang thực hiện những công việc mang danh nghĩa Nhà nước.

    Tấm thẻ Cán bộ, Công chức vừa giúp chúng ta nhận biết những người này, vừa có tác dụng nhắc nhở họ rằng minh đang làm việc với vai trò như thế nào!

    2. Thẻ luật sư, Luật gia

    Khác với cán bộ, công chức, hai danh xưng này nhắc đến đối tượng là những người có chuyên môn về pháp luật.

    Về cơ bản, hoạt động của những người mang danh xưng “Luật sư” sẽ được điều chỉnh bởi Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012). Văn bản này quy định tiêu chuẩn đề trở thành Luật sư (tại Điều 10) là:

    “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.”

    Mặt khác, luật gia là cách gọi chung của những người tham gia Hội Luật gia Việt Nam, Hội này có Điều lệ được phê duyệt tại Quyết định 770/QĐ-TTg, trong đó tiêu chuẩn thành viên của Hội được quy định ở Điều 7:

    “Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên, tán thành Điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội.”

    Có thể thấy đây là hai chức danh khác nhau, được điều chỉnh bởi những quy định khác nhau. Không đi sâu vào phân tích sự khác nhau đó, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu cơ bản rằng để chính thức trở thành một Luật sư thì cần phải được đào tạo riêng nghiệp vụ của nghề này.

    Chính vì sự khác nhau đó, giữa người làm Luật sư và Luật gia sẽ cần dấu hiệu nhận biết khác nhau, Luật sư sẽ có Thẻ Luật sư và Luật gia sẽ có Thẻ Luật gia.

    Thẻ Luật sư chỉ được sử dụng khi hành nghề Luật sư, dùng để biểu quyết tại Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, các phiên họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Hội nghị luật sư và Đại hội Đoàn Luật sư. (Điều 5, Điều 6 Quyết định 40/QĐ-BTV của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Thẻ Luật sư)

    Thẻ Luật gia thực chất chỉ là Thẻ hội viên của Hội Luật gia, người có thẻ này là người thuộc Hội luật gia.

    Như vậy, có thể hiểu về cơ bản Tấm thẻ của những người này cũng giống căn cước công dân hay thẻ nhân viên, tuy nhiên họ là Cán bộ, Công chức, Luật sư, Luật gia - những đối tượng thực hiện công việc nhất định, đại diện cho Nhà nước và Liên đoàn Luật sư, Hội Luật gia, được Pháp luật điều chỉnh bởi những quy tắc riêng. Chính vì vậy tấm thẻ sẽ là đặc điểm phân biệt dễ nhận thấy nhất cho chúng ta!

     

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 18/01/2021 11:46:04 SA
     
    2460 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (19/01/2021) ThanhLongLS (18/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận