THAY ĐỔI VỀ TRÌNH TỰ HỎI TẠI PHIÊN TÒA

Chủ đề   RSS   
  • #427483 13/06/2016

    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    THAY ĐỔI VỀ TRÌNH TỰ HỎI TẠI PHIÊN TÒA

    Từ ngày 1/7/2016 Luật tố tụng Hành chính 2015, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 sẽ đồng loạt có hiệu lực, đánh dấu sự thay đổi và phát triển của nền pháp luật tố tụng Việt Nam.

    Một trong như thay đổi quan trọng chính là sự thay đổi về trình tự hỏi tại phiên tòa. Cụ thể:

    Tại Điều 249 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, Điều 177 Luật tố tụng Hành chính 2015 quy định:

    Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định, theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:

    - Người khởi kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện hỏi trước, tiếp đến người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    - Người tham gia tố tụng khác;

    - Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

    - Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

    Đối với phiên tòa Hình sự, tại Điều 307 Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:

    - Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

    - Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.

    Có thể thấy sự thay đổi về trình tự hỏi tại phiên tòa đã thể hiện sự linh hoạt và hợp lý hơn trong quá trình xét xử. Quá trình xét hỏi như vậy sẽ làm cho phiên tòa trở nên sinh động, nâng cao tính tranh tụng hơn. Lúc này chủ tọa sẽ thể hiện vai trò lắng nghe, phân tích và nhìn nhận vụ án một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Tất nhiên để điều hành những phiên tòa như vậy đòi hỏi chủ tọa phải có kỹ năng và kiến thức tốt không chỉ về tố tụng và pháp luật mà còn cả những chuyên ngành liên quan đến vụ án.

    Bên cạnh đó, đối với người bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự việc thay đổi trình tự hỏi này tạo điều kiện để họ phát huy kỹ năng hỏi tại phiên tòa, chủ động trong việc lập và thực hiện kế hoạch hỏi tại phiên tòa, từ đó sẽ chủ động hơn trong việc làm sáng tỏ các vấn đề cần chứng minh.  

     
    4837 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #427965   16/06/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì đương sự có quyền hỏi (điều 222) nhưng điểm o khoản 2 điều 58 lại qui định đương sự chỉ được hỏi người khác khi được phép của Tòa hoặc đương sự phải đề xuất với Tòa những điều cần hỏi (hiểu là chỉ có quyền đề xuất, còn chấp nhận hay không là quyền của Tòa !), lợi dụng sự "tréo ngoe" của 2 qui phạm pháp luật trong cùng 1 bộ luật này mà rất nhiều Hội đồng xét xử vụ án dân sự đã không cho hoặc hạn chế tối đa việc hỏi của đương sự.

    Khoản 19 điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 qui định đương sự có quyền "Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác...." là có sự tiến bộ hơn luật cũ vì qui định này cho phép đương sự có quyền chọn 1 trong 2 cách : hoặc trực tiếp hỏi người khác hoặc đề xuất với Tòa những vấn đề cần hỏi, dĩ nhiên đương sự nào cũng đều muốn trực tiếp hỏi.

    Tuy nhiên, như chúng ta đều biết đôi khi Luật là Luật mà thực tế áp dụng lại là chuyện khác, chỉ khi nào pháp luật được Tòa tuân thủ triệt để thì việc thay đổi thứ tự hỏi mới thật sự có ý nghĩa. Hãy chờ xem khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực, Hội đồng xét xử sẽ điều hành phiên Tòa ra sao mới biết thực tế.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |