Thay đổi Thẩm phán, hội thẩm nhân dân

Chủ đề   RSS   
  • #139258 13/10/2011

    chauanhlaw282

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thay đổi Thẩm phán, hội thẩm nhân dân

    Hiện nay Bộ luật TTDS Việt Nam có quy định tại Điều 46, 47 về thay đổi người tiến hành tố tụng, cụ thể là Thẩm phán, Hội thẩm. Tuy nhiên các quy định mà luật đưa ra có phần chưa rõ ràng. Mình có một câu hỏi muốn cùng mọi người thảo luận, đó là nếu Thẩm phán, Hội Thẩm là hàng xóm của bị đơn thì liệu có bị thay thế hay không. Nếu có thì căn cứ là gì?
     
    9978 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #139266   13/10/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Theo mình nếu ai muốn thay đổi các vị này thì phải chứng minh được một hoặc những người này có dấu hiệu không phân minh, không khách quan. NHưng chứng minh được thì cần phải có một quá trình không dễ dàng.Sau đó Hội đồng xét xử sẽ họp và xét yêu cầu này có hợp lí không. Rồi sẽ quyết định, neus xét thấy không hoặc có thể chấp nhận yêu cầu thì phải đưa ra lí do chính đáng, hợp lí...
    Mong nhận ý kiến bổ sung.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #139385   13/10/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Nếu lý do là hàng xóm mà được coi là hợp lý để yêu cầu thay thế thẩm phán thì chắc sẽ có người yêu cầu thay thẩm phán vì lý do vị này ở cùng phường, cùng huyện, cùng thành phố, hoặc thậm chí cùng quốc tịch với bị đơn
     
    Báo quản trị |  
  • #139389   13/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    [quote=chauanhlaw282]Hiện nay Bộ luật TTDS Việt Nam có quy định tại Điều 46, 47 về thay đổi người tiến hành tố tụng, cụ thể là Thẩm phán, Hội thẩm. Tuy nhiên các quy định mà luật đưa ra có phần chưa rõ ràng. Mình có một câu hỏi muốn cùng mọi người thảo luận, đó là nếu Thẩm phán, Hội Thẩm là hàng xóm của bị đơn thì liệu có bị thay thế hay không. Nếu có thì căn cứ là gì?[/quote]

     Nếu không thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Điều 46, Điều 47 BLTTDS thì không thể thay đổi thẩm phán, hội thẩm trong trường hợp này.

     Bạn có thể tham khảo Nghị quyết01/2005/NQ-HĐTP thêm nhé.
     Và cũng có thể thay đổi thẩm phán, hội thẩm trong vụ án có bị đơn là hàng xóm trong trường hợp:
     
    Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế...

     Trân trọng!
     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #293033   23/10/2013

    limhlantrang
    limhlantrang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    nghị quyết 01 sửa đổi bằng nghị quyết 03/2012, khoản 3

    "3. Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quyđịnh tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (nhưtrong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc,... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế,..."

    theo t thì theo qui định này hội thẩm nhân dân có thể bị thay đổi, nếu chứng minh đc hội thẩm nhân dân này hoặc thẩm phán này có mối quan hệ tình cảm mật thiết, bởi trong nhiều trường hợp hàng xóm bên cạnh nhà còn có thể thân thiết hơn cả anh em "bán anh em xa mua láng giềng gần". vì thê nếu chứng minh dc thì có thể bị thay đổi. nhưng phải thừa nhận là việc chứng minh này khá khó khăn :)

    đó là ý kiến of t. mong các bạn góp ý thêm :)

    Cập nhật bởi limhlantrang ngày 23/10/2013 04:39:27 CH

    tôi đã từng khóc khi không có giầy để đi, cho đến khi tôi gặp một người không có chân để đi giầy...

     
    Báo quản trị |  
  • #293069   23/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn !

    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn, nhưng tôi có thắc mắc là làm cách nào "chứng minh" được Thẩm phán và người đó :

    "có mối quan hệ tình cảm mật thiết", "thân thiết hơn cả anh em" ?

     

     
    Báo quản trị |