Thay đổi quyền nuôi con và chia tài sản sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #76675 02/01/2011

    caodangyte4567

    Sơ sinh

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:08/12/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thay đổi quyền nuôi con và chia tài sản sau ly hôn

    tôi xin hỏi về quyền được nuôi con

    chúng tôi ly hôn từ khi đứa con chung của chúng tôi 3 tuổi và nay nó đã 10 tuổi. lúc ly hôn thì tòa cho người mẹ được quyền nuôi nhưng nay con tôi muốn về ở với tôi. tôi đã nhiều lần nói chuyện với cô ấy là để tôi đón nó nhưng cô ấy không chịu mà con gây gổ, chửi mắng và còn ngăn cản không cho tôi thăm con nữa.

    Hàng tháng tôi vẫn đóng góp nuôi cháu đầy đủ. vậy xin hỏi khi nào thì con tôi về ở với tôi là đúng pháp luật? bây giờ tôi cứ đón cháu về có được không? nay mẹ cháu đã lấy chồng và sinh con,

     
    7900 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #76770   03/01/2011

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn cho rằng ở thời điểm hiện nay, bạn có điều kiện nuôi con tốt hơn và cháu cũng đồng ý về sống với bạn, thì bạn có thể làm đơn gửi Toà án đề nghị thay đổi người nuôi con. Khi đó toà sẽ xem xét và quyết định.

    Chúc bạn thành công.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #76668   02/01/2011

    caodangyte4567
    caodangyte4567

    Sơ sinh

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:08/12/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    khi ly hôn bạn tôi không phân chia tài sản chung, đến nay là 7 năm bạn tôi làm bìa đỏ đất thì sở tài nguyên trả lời là không làm được.vậy tôi hỏi nếu 1 trong 2 người có chủ quyền trong lô đất đó đứng ra làm bìa đỏ có được không? hay băt buộc phải có 2 người mới làm dược?
     
    Báo quản trị |  
  • #76767   03/01/2011

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Nếu phần đất đó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì đây là tài sản chung của 2 người. Nếu 1 người uỷ quyền hoặc làm cam kết đây là tài sản riêng của người còn lại hoặc cả 2 cùng đứng tên GCN thì có thể làm bình thường. Nếu 2 người không thoả thuận được với nhau thì có thể khởi kiện ra toà đẩ phân chia.

    Chúc bạn thành công.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #76830   03/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Chào anh:

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Vì con anh đã 10 tuổi  và anh có điều kiện để nuôi con ,hơn nữa con muốn sống cùng anh, người vợ đã ly hôn đã có chông và sinh con khác.... thì anh có thể nhờ tòa giải quyết , em nghĩ anh sẽ giành được quyền nuôi con.

    chào anh.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com