Chào bạn
Trường hợp của bạn, Luật sư xin tư vấn như sau:
Khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và tại Điểm d Mục 11 Nghị Quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định
“Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.
Về viêc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Căn cứ theo quy định này, anh có thể trao đổi việc thay đổi nuôi, chăm sóc con với vợ cũ. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, anh có quyền làm đơn đề nghị TAND cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Nếu thấy việc ở với bố sẽ đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ, tòa án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật
Trân trọng!
Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài
- Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.
ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.
ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477
Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com
Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com