Thay đổi nơi cư trú, nhận trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #560591 18/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Thay đổi nơi cư trú, nhận trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

    Thay đổi nơi cư trú, nhận trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

    Thay đổi nơi nhận trợ cấp thất nghiệp - Ảnh minh họa

    Rời khỏi nơi cư trú là một trong những lý do thường gặp dẫn đến tình trạng người lao động mất việc làm. Hiện nay chính sách Bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước sẽ giúp người lao động có một khoản tiền hỗ trợ trong thời gian chưa tìm được việc làm, vậy người lao động có được hưởng chính sách này khi chuyển đến nơi khác sinh sống?

    Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp:

    “1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

    Theo đó người lao động khi nộp hồ sơ có quyền chọn nơi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp. Có thể hiểu việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp không phụ thuộc vào nơi cư trú cũ hoặc nơi người lao động đã làm việc, người lao động hoàn toàn có thể đến trực tiếp trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương mình chuyển tới để nộp.

    Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ ở một nơi nhưng sau đó muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 28 quy định:

    “1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

    Như vậy khi đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một nơi, người lao động vẫn có thể đề nghị thay đổi sang một nơi khác, nhưng trước đó phải hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp.

    Việc chi trả trợ cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

    Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28 (bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) bao gồm một số giấy tờ chính như sau:

    1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

    a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Quyết định thôi việc;

    c) Quyết định sa thải;

    d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

    đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

    g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

    Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

    3. Sổ bảo hiểm xã hội.

    Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

    Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

    Xem chi tiết về Trợ cấp thất nghiệp tại đây.

     
    1633 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận