Thay đổi diện tích xây dựng mà không điều chỉnh giấy phép xây dựng xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602878 29/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Thay đổi diện tích xây dựng mà không điều chỉnh giấy phép xây dựng xử lý thế nào?

    Công trình xây dựng thường là những hạng mục xây dựng lớn cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng. Vậy trong quá trình xây dựng mà nhà đầu tư có sự thay đổi về diện tích mà không điều chỉnh giấy phép xây dựng thì có bị phạt?
     
    thay-doi-dien-tich-xay-dung-ma-khong-dieu-chinh-giay-phep-xay-dung-xu-ly-the-nao?
     
    1. Có mấy loại giấy phép xây dựng?
     
    Cụ thể tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) quy định chung về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư,  trừ trường hợp được miễn.
     
    - Giấy phép xây dựng gồm:
     
    + Giấy phép xây dựng mới;
     
    + Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
     
    + Giấy phép di dời công trình;
     
    + Giấy phép xây dựng có thời hạn.
     
    - Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt.
     
    - Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.
     
    2. Trường hợp nào nhà đầu tư phải điều chỉnh giấy phép xây dựng?
     
    Nhà đầu tư phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng của mình nếu có sự thay đổi về tính chất và thể trạng so với ban đầu theo Điều 98 Luật Xây dựng 2014.
     
    - Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
     
    + Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
     
    + Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
     
    + Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
     
    - Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
     
    + Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
     
    + Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
     
    + Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
     
    + Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
     
    3. Nhà đầu tư không thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng bị xử lý ra sao?
     
    Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mà có hành vi vi phạm quy định về việc không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi có điều chỉnh như sau:
     
    - Mức phạt không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng:
     
    + Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
     
    + Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
     
    + Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
     
    - Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
     
    + Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
     
    + Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
     
    + Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
     
    Lưu ý: Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân thì mức xử phạt bằng 1/2 so với tổ chức.
     
    - Ngoài ra, nhà đầu tư vi phạm còn bị áp dụng xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 
     
    Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    - Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng hoặc buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
     
    Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.
     
    Như vậy, trường hợp công trình xây dựng có thay đổi diện tích so với tình trạng ban đầu thì nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Trường hợp không thực hiện điều chỉnh nhà đầu tư có thể bị phạt đến 80 triệu đồng.
     
    1473 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (02/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận