Thảo luận về vụ án đánh bạc

Chủ đề   RSS   
  • #107307 02/06/2011

    anhnguyen811

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thảo luận về vụ án đánh bạc

    Vụ án đánh bạc

    Kính gửi các Luật sư và các bạn,
    Tôi có 1 vụ HS về đánh bạc như sau:
     Sau khi liên hoan tại nhà hàng xong A cùng các anh em cùng cơ quan về nhà A và cùng nhau đánh bạc chia làm 2 tốp, 1 tốp gồm 4 người đánh chắn tại tầng 1 và 1 tốp 15 người đánh sóc địa tại tầng 2. Đang đánh thì bị CA bắt quả tang lập biên bản thu tiền tại bàn chắn là 1,7 triệu, tại bàn sóc đĩa là 45,1 triệu. CQ điều tra đã khởi tố vụ án và khởi tố các bị can chơi sóc đĩa về tội đánh bạc Đ 248 và A về tội gá bạc Đ249. 4 người tại bàn chắn do ko đủ cơ sở để khởi tố nên xử phạt hành chính.
    Các bị can khai tại CQĐT thì số tiền dùng để đánh bạc đều dưới 1 triệu, trong đó có 1 bị can khai dùng 3 triệu để đánh bạc nhưng mỗi lần đánh chỉ 1 -200k. Tổng số tiền mà 15 bị can khai khoảng gần 11 triệu (không khớp với 45,1 triệu thu tại chiếu bạc). CQĐT đã có kết luận điều tra và VKS căn cứ vào hồ sơ vụ án cũng đã có Bản cáo trạng truy tố các bị can về các tội danh trên.
    Căn cứ theo các Đ 248 và Đ 249 tại khoản 1 thì có thể hiểu là việc khởi tố và truy tố là đúng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị Quyết số 01/2010 ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Đ 248 và Đ 249 như sau:

    Điều 1. Về một số quy định tại Điều 248 của Bộ luật hình sự

    1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

    2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

    a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

    b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

    c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự;

    d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự.

    3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

    a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

    b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

    c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

    4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

    a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

    b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

    Ví dụ 1: Tại kỳ đua ngựa thứ 39, tổ chức vào ngày 15-7-2010, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt cụ thể là đợt một 500.000 đồng, đợt hai 1.000.000 đồng, đợt ba 2.000.000 đồng, trong trường hợp này chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa đó với tổng số tiền là 3.500.000 đồng.

    Ví dụ 2: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ,
    B mua ba số đề trong một lô đề cụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần.

    Trong các trường hợp nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 trên đây, nếu số tiền cá độ đua ngựa, số tiền mua số đề của mỗi đợt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự.

    5. Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… như sau:

    5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc

    a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.

    Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.

    b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì
    số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.

    Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.

    Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng B có trúng số đề hay không trúng số đề).

    5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc

    a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).

    Ví dụ: D là chủ đề của 5 người chơi số đề khác nhau, mỗi người chơi một số đề với số tiền là 50.000 đồng (tổng cộng là 250.000 đồng); tỷ lệ được thua là 1/70 lần và có 2 người đã trúng số đề thì số tiền D dùng để đánh bạc trong trường hợp này là 250.000 đồng + (50.000 đồng × 70 lần × 2 người)  = 7.250.000 đồng.

    b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.

    Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu cả 5 người chơi không trúng số đề thì số tiền mà chủ đề dùng đánh bạc là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng.

    Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của D bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền D dùng đánh bạc trong trường hợp này là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng có hay không có người trúng số đề).

    Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự

    1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:

    a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc;

    c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

    2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.

    3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:

    a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.

    b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.

    c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

    Vậy theo hướng dẫn của NQ trên thì tôi được hiểu là việc khởi tố, truy tố phải riêng biệt đối với từng bị can và mỗi lần đánh bạc phải bằng mức tối thiểu theo quy định của luật thì mới khởi tố và truy tố.
    Theo Luật sư thì trường hợp trên như thế nào? Việc khởi tố bị can của CQĐT và truy tố của VKS như trên là có đúng theo hướng dẫn không?
    Mong sớm nhận được ý kiến của các Luật sư và các bạn.
    Trân trọng cảm ơn!


     
    17795 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #107328   02/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    anhnguyen811 viết:
    Vậy theo hướng dẫn của NQ trên thì tôi được hiểu là việc khởi tố, truy tố phải riêng biệt đối với từng bị canmỗi lần đánh bạc phải bằng mức tối thiểu theo quy định của luật thì mới khởi tố và truy tố.
    Theo Luật sư thì trường hợp trên như thế nào? Việc khởi tố bị can của CQĐT và truy tố của VKS như trên là có đúng theo hướng dẫn không?
    Mong sớm nhận được ý kiến của các Luật sư và các bạn.
    Trân trọng cảm ơn!



    Chào bạn!
    Việc khởi tố và truy tố như trên là đúng rồi đó bạn à.

    Đoạn chữ được tô màu đỏ thì bạn đã hiểu sai quy định của Nghị quyết. Điểm a khoản 4 Điều 1 quy định:

    4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

    a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

    Tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc quy định tại khoản 3 Điều 1 gồm:

    - Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

    - Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

    - Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

    Như vậy, việc xác định số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự của những người đánh bạc là tổng số tiền, hiện vật mà tất cả những người đó dùng vào việc đánh bạc, chứ không phải là số tiền, giá trị hiện vật của riêng từng người dùng vào việc đánh bạc.

    Đoạn chữ được tô màu xanh thì hình như bạn hiểu nhầm phạm vi của "mỗi lần đánh bạc" mà trong Nghị quyết ghi là "từng lần đánh bạc". "Từng lần đánh bạc" được hiểu là trong phạm vi thời gian từ khi bắt đầu chơi cho đến khi kết thúc, mà từ dùng phổ thông hay gọi là một vụ đánh bạc. Chứ không phải "từng lần đánh bạc" là từng ván đánh, nếu từ khi bắt đầu đánh đến khi kết thúc đánh 10 ván thì gọi là 10 lần đsnh bạc đâu bạn.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (03/06/2011)
  • #108295   06/06/2011

    anhnguyen811
    anhnguyen811

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn anh BachthanhDC!
    Trong vụ án này thì có người  kể từ khi đánh đến khi bị bắt chỉ dùng có 300k thì sao?
    Mà đánh bạc thì ko thể đánh 1 mình đc mà lúc nào cũng phải là 2 người trở lên, mà 2 người đã được gọi là nhiều người rồi.
    Như vậy thì trường hợp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 là đối với từng lần ko quá 2tr nhưng tổng số tiền của 2 người đánh bạc mỗi người 1 triệu thì đã bị truy tố rồi còn đâu.
    ???????
     
    Báo quản trị |  
  • #108321   06/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đúng vậy rồi bạn. Trong một vụ án đánh bạc mà tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc xác định được là từ 2 triêu đồng trở lên thì bất cứ ai tham gia vào vụ đánh bạc đó đều bị truy tố, dù họ sử dụng số tiền là bao nhiêu.

    Ví dụ như trường hợp hai người đánh bạc với nhau. A sử dụng số tiền là 1,9 triệu, B sử dụng số tiền là 100.000đ để dùng vào việc đánh bạc thì đương nhiên cả 2 đều bị truy tố. Và khi quyết định hình phạt, nếu chỉ căn cứ vao số tiền dùng để dánh bạc của mỗi người thì A phải chịu trách nhiệm cao hơn.

    Còn trường hợp cả A và B tham gia 2 lần đánh bạc trở lên, thì lần nào số tiền dùng vào việc đánh bạc đủ 2 triệu trở lên sẽ bị truy tố, làn nào khong đủ thi không bị truy tố.

    Ví dụ như vào ngày thứ Bảy, A và B đánh bạc với nhau, mỗi người sử dụng 1 triệu đồng, chơi một lúc rồi nghỉ. Sang ngày thứ Hai A và B lại tiếp tục đánh, mỗi người sử dụng 900.000 đồng, đang đánh thì bị bắt. Trong trường hợp này chỉ lần đánh bạc vào ngày thư Bảy bị truy tố, còn lần đánh bạc vào ngày thứ Hai thì không (nếu ngoài căn cứ định lượng số tiền, tài sản sử dụng vào việc đánh bạc ra, họ không có yêu tố định tội nào khác).

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #108885   08/06/2011

    anhnguyen811
    anhnguyen811

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    cám ơn anh nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #108928   08/06/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Về tội đánh bạc, anh BT đã phân tích khá đầy đủ và chi tiết mình không có ý kiến.
    Tuy nhiên, với tội gá bạc mà A bị truy tố thì bạn phải chú ý tới tình tiết là A có thu lợi (thu tiền hồ) từ việc cho người khác đánh bạc tại nhà mình hay không.
    Trường hợp có thì mới cấu thành tội gá bạc. Nếu không thì không cấu thành tội phạm đó đâu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #348425   05/10/2014

    TINTHAOLUAN
    TINTHAOLUAN

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính mong các luật sư tư vấn.

    Tôi đang dính vào vụ án đánh bạc, đa bị tuyên án 15 tháng tù giam với tội đồng phạm giúp sức đánh bạc. Sau đó 14 ngày Viện kiểm sát kháng nghị nội dung là (( Vì nể nang chổ bạn bè nên (T) đã đồng ý cho ( Bạn) và những con bạc mượn nhà để đánh bạc và không thu lợi trong việc đánh bạc của các con bạc, nên hành vi phạm tội của bị cáo chỉ là đồng phạm với vai trò giúp sức.)) đề nghị giảm mức hình phạt tù.

    Kết luận điều tra thu trên chiếu bạc là 3.000.000 đ nhưng phân tích trong bản kết luận điều tra thì số tiền dùng để đánh bạc của những người này cộng lại là 1.500.000đ  như vậy tòa tuyên những người này phải chịu TNHS có đúng không ? trường hợp của tôi thì xử lý NTN ( Phạm tội lần đầu, trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo.). Rất mong mọi sự tư vấn của các luật sư. .

    ? thêm : Chi phí bảo chữa cho trường hợp của tôi là bao nhiêu, mức án phải chịu tại phiên phúc thẩm tối thiểu là phải chịu NTN? Vui lòng được trả lời vào đ/c 0942677911

     

     
    Báo quản trị |  
  • #351637   22/10/2014

    ducsang486686
    ducsang486686

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính mong các luật sư tư vấn.

    Tôi đang dính vào vụ án đánh bạc, đa bị tuyên án 15 tháng tù giam với tội đồng phạm giúp sức đánh bạc. Sau đó 14 ngày Viện kiểm sát kháng nghị nội dung là (( Vì nể nang chổ bạn bè nên (T) đã đồng ý cho ( Bạn) và những con bạc mượn nhà để đánh bạc và không thu lợi trong việc đánh bạc của các con bạc, nên hành vi phạm tội của bị cáo chỉ là đồng phạm với vai trò giúp sức.)) đề nghị giảm mức hình phạt tù.

    Kết luận điều tra thu trên chiếu bạc là 3.000.000 đ nhưng phân tích trong bản kết luận điều tra thì số tiền dùng để đánh bạc của những người này cộng lại là 1.500.000đ  như vậy tòa tuyên những người này phải chịu TNHS có đúng không ? trường hợp của tôi thì xử lý NTN ( Phạm tội lần đầu, trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo.). Rất mong mọi sự tư vấn của các luật sư. .

    ? thêm : Chi phí bảo chữa cho trường hợp của tôi là bao nhiêu, mức án phải chịu tại phiên phúc thẩm tối thiểu là phải chịu NTN? Vui lòng được trả lời vào đ/c 0942677911

     

     
    Báo quản trị |