Chào bạn,
Luật hình sự không chỉ ra cụ thể, chi tiết về nhóm đối tượng thuộc người có chức vụ, quyền hạn. Mình xin trích khoản 3, điều 1 luật phòng chống tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức;
b. Sĩ quan, quân nhân chuên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c. Cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d. Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
- Nhóm thứ nhất, nêu tại điểm a là cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung các năm 2000, 2003). Đây là nhóm đối tượng chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn về số lượng trong số người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cán bộ, công chức, viên chức cũng là nhóm đối tượng thường nắm giũ những vị trí, công việc liên quan đến vốn, tài sản nhà nước hoặc tiếp xúc trực tiếp, giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp, có nhiều cơ hội để thực hiện hành vi tham nhũng nên cần được thể chế hoá và giám sát chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ tham nhũng.
- Nhóm thư hai, gồm nhũng người có chức vụ, quyền hạn nêu tại điểm b là nhóm đối tượng có địa vị pháp lý tương đối đặc thù, thuộc các lực lương vũ trang nhân dân và được quy định cụ thể tại Luật Quốc phòng và Luật Công an nhân dân.
- Nhóm thứ ba, nêu tại điểm c có thể được chia thành hai loại: Thứ nhất, những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, theo đó, doanh nghiệp của Nhà nước được hiểu là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- Nhóm thứ bốn, là những người nêu tại điểm d cũng đã được quy định là người có chức vụ, quyền hạn tại Phần các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự. Theo đó, bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước, những người tuy không phải là cán bộ, công chức nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng.
Mình có đóng góp ý kiến.