Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?

Chủ đề   RSS   
  • #612430 06/06/2024

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?

    Công ty hợp danh có 02 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là bắt buộc phải có còn thành viên góp vốn không có cũng được, tuỳ công ty. Vậy theo quy định thì thành viên vốn có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?

    Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?

    Theo khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên góp vốn của công ty hợp danh như sau:

    - Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

    - Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

    - Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

    - Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

    - Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;

    - Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

    - Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

    - Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    Như vậy, theo quy định thì thành viên góp công ty hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

    thanh-vien-gop-von-cong-ty-hop-danh

    Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hợp danh chỉ được thông qua khi nào?

    Theo khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:

    - Định hướng, chiến lược phát triển công ty;

    - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

    - Tiếp nhận thêm thành viên mới;

    - Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

    - Quyết định dự án đầu tư;

    - Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

    - Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

    - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

    - Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.

    Như vậy, việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty chỉ được thực hiện, thông qua khi ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh tán thành nếu như Điều lệ công ty không có quy định hoặc có quy định khác.

     
    200 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận