THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH CÓ THỂ LÀ DNTN KHÔNG?

Chủ đề   RSS   
  • #310507 21/02/2014

    Romantic_lawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH CÓ THỂ LÀ DNTN KHÔNG?

    Tình huống:

    Doanh Nghiệp Tư Nhân Hà Nam  và Doanh Nghiệp TN Hà Sơn muốn thành lập Công ty TNHH Hà Bá để cùng hợp tác kinh doanh. Với số vốn điều lệ  là 10 tỷ đồng. Mỗi người 50% vốn điều lệ.

    Theo Anh(Chị) có vấn đề pháp lý gì không ổn không? (Cơ sở pháp lý).

     

     
    23518 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #310540   22/02/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bạn xem tại Luật doanh nghiệp 2005 nhé.

    Điều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:

    a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

    b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

    c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

     
    Báo quản trị |  
  • #310548   22/02/2014

    Romantic_lawyer
    Romantic_lawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhưng ý mình nói ở đây là:

    Thành viên ở đây là Doanh nghiệp tư nhân thì có ổn không? Nếu không ổn thì cơ sở pháp luật nào?

    Bởi vì Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn, trong khi Công ty TNHH thì chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn.

    Trân trọng

    Cập nhật bởi Romantic_lawyer ngày 22/02/2014 09:25:58 SA Nghĩa chưa rõ
     
    Báo quản trị |  
  • #310561   22/02/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Gửi bạn tham khảo!

    Điều 12. Quyền thành lập doanh nghiệp

    1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

    2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

    Doanh nghiệp tư nhân không được!

    Chủ doanh nghiệp tư nhân thì được!

    Nói rối ở chỗ tư cách không tách rời nhau. Nhưng mình hiểu sơ sơ là vậy đó. Có gì không phải xin các bạn góp ý giúp.

    Thân!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #310584   22/02/2014

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Câu trả lời là không.

    Vì khoản 1 Điều 12 Nghị định 108 (như anh nguyenkhanhchinh nếu trên) chỉ cho phép tổ chức có tư cách pháp nhân mới có quyền tham gia thành lập doanh nghiệp.

    Thực ra bản thân mình cũng chưa lý giải được vấn đề tại sao luật quy định như vậy.

    Đợi ý kiến từ thành viên khác xem sao.

    Thân !

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #310599   22/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Theo luật dân sự 2005 :

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (không phải chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đăng ký).

    Do đó, nếu DNTN A bị phá sản thì toàn bộ tài sản của DNTN A, trong đó có phần vốn góp trong Cty TNHH nào đó, cũng phải bị xử lý để thanh toán các khoản nợ.

    Điều này chứng tỏ vốn của Cty TNHH được góp vốn bởi thành viên là DNTN không độc lập, mà phụ thuộc vào DNTN là thành viên góp vốn.

    Do đó không đủ điều kiện trở thành pháp nhân (Cty TNHH, Cty cổ phần).

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #310619   22/02/2014

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    Chào bạn.

    Theo luật dân sự 2005 :

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (không phải chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đăng ký).

    Do đó, nếu DNTN A bị phá sản thì toàn bộ tài sản của DNTN A, trong đó có phần vốn góp trong Cty TNHH nào đó, cũng phải bị xử lý để thanh toán các khoản nợ.

    Điều này chứng tỏ vốn của Cty TNHH được góp vốn bởi thành viên là DNTN không độc lập, mà phụ thuộc vào DNTN là thành viên góp vốn.

    Do đó không đủ điều kiện trở thành pháp nhân (Cty TNHH, Cty cổ phần).

    Trân trọng.

     

     

    E có chút thắc mắc: Vậy điều gì xảy ra nếu Công ty TNHH A có góp vốn vào Công ty TNHH B.

    Công ty A phá sản. Số vốn góp của công ty A trong công ty B sẽ xử lý như thế nào? Có giống với trường hợp DNTN phá sản trên ko?

     

    Theo e (chợt nghĩ ra): thì luật ko cho DNTN được quyền góp vốn bởi lẽ thực chất DNTN ko có "tài sản độc lập", chủ DNTN sẽ ko phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho DN. Do đó trên giấy tờ ko tồn tại tài sản thuộc quyền sở hữu của DNTN. Mà ko có thì làm sao làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho Công ty TNHH khi góp vốn.

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 22/02/2014 03:55:08 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #310625   22/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    kajnodo92 viết:

    Vậy điều gì xảy ra nếu Công ty TNHH A có góp vốn vào Công ty TNHH B.

    Công ty A phá sản. Số vốn góp của công ty A trong công ty B sẽ xử lý như thế nào? Có giống với trường hợp DNTN phá sản trên ko.

     

    Theo mình (chợt nghĩ ra): thì luật ko cho DNTN được quyền góp vốn bởi lẽ thực chất DNTN ko có "tài sản độc lập", chủ DNTN sẽ ko phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho DN. Do đó trên giấy tờ ko tồn tại tài sản thuộc quyền sở hữu của DNTN. Mà ko có thì làm sao làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho Công ty TNHH khi góp vốn.

     

    Chào bạn.

    Tôi thấy lý do mà bạn nêu ra hợp lý hơn lý do tôi nêu khi giải thích câu hỏi của chủ đề.

    Lý do mà tôi nêu không trả lời được câu hỏi của bạn.:'(

     
    Báo quản trị |  
  • #310647   22/02/2014

    Romantic_lawyer
    Romantic_lawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn các bạn đã góp ý tranh luận,

    Nhưng các bạn lưu ý là chúng ta tranh luận phải trên Cơ sở pháp luật, chứ không tranh luận theo cảm tính được.

    Theo mình thì chưa có quy định nào gọi là cấm cả.

    Bạn nào tìm thử quy định nào gọi là cấm DNTT không được phép góp vốn thành lập Công ty TNHH xem.

    Bởi vì về nguyên tắc chúng ta được làm những gì mà Luật không cấm

    Nhưng về bản chất lý luận "trách nhiệm hữu hạn" và trách nhiệm vô hạn" thì trường hợp trên dường như là không ổn.

    Vấn đề trọng tâm ở đây mình muốn nói đến là CƠ SỞ PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
  • #310651   22/02/2014

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


     

    Romantic_lawyer viết:

     

    Xin cảm ơn các bạn đã góp ý tranh luận,

    Nhưng các bạn lưu ý là chúng ta tranh luận phải trên Cơ sở pháp luật, chứ không tranh luận theo cảm tính được.

    Theo mình thì chưa có quy định nào gọi là cấm cả.

    Bạn nào tìm thử quy định nào gọi là cấm DNTT không được phép góp vốn thành lập Công ty TNHH xem.

    Bởi vì về nguyên tắc chúng ta được làm những gì mà Luật không cấm

    Nhưng về bản chất lý luận "trách nhiệm hữu hạn" và trách nhiệm vô hạn" thì trường hợp trên dường như là không ổn.

    Vấn đề trọng tâm ở đây mình muốn nói đến là CƠ SỞ PHÁP LUẬT.

     

     

    Bạn đọc khoản 1 Điều 12 Nghị định 108/2010 nhé.

    Tất cả những phần thành viên dd lý giải về sau chỉ là giải thích cho việc tại sao luật ko cho phép.

    ĐỒng ý với bạn vấn đè này ko dùng việc hữu hạn hay vô hạn để giải thích.

    Mà luật cấm theo quan điểm cá nhân mình là do ko có sự tách bạch tài sản giữ DN và chủ DN.

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 22/02/2014 09:01:56 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #310657   22/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Romantic_lawyer

    Xin cảm ơn các bạn đã góp ý tranh luận,

    Nhưng các bạn lưu ý là chúng ta tranh luận phải trên Cơ sở pháp luật, chứ không tranh luận theo cảm tính được.

    Theo mình thì chưa có quy định nào gọi là cấm cả.

    Bạn nào tìm thử quy định nào gọi là cấm DNTT không được phép góp vốn thành lập Công ty TNHH xem.

    Câu hỏi của bạn đã được bạn nguyenkhanhchinh trả lời rồi, do tên sử dung của bạn có chử lawyer nên mọi người nghĩ không cần giải thích rõ :

    "Điều 12. Quyền thành lập doanh nghiệp

    1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp."

    DNTN không phải là pháp nhân nên không được quyền thực hiện !

    Bởi vì về nguyên tắc chúng ta được làm những gì mà Luật không cấm

    Bạn đã nhầm lẫn vì ĐKKD là một thủ tục hành chính, giả sử không có quy định thì cơ quan ĐKKD không được phép làm.

    Nhưng về bản chất lý luận "trách nhiệm hữu hạn" và trách nhiệm vô hạn" thì trường hợp trên dường như là không ổn.

    Vấn đề trọng tâm ở đây mình muốn nói đến là CƠ SỞ PHÁP LUẬT.

    Trao đổi về vấn đề này là để tìm hiểu thêm "lý do" DNTN không được phép là thành viên.

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 22/02/2014 09:23:54 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #310666   22/02/2014

    Romantic_lawyer
    Romantic_lawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    A có quyền X

    Không có nghĩa là A bị cấm làm việc Y

    Bạn cần phải hiểu ý mình muốn bàn luận sâu hơn 01 tý vào chỗ đó.

    (Có nghĩa điều 13 Luật Doanh Nghiệp hiện chưa làm rõ việc cấm này)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #310669   22/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Romantic_lawyer viết:

    A có quyền X

    Không có nghĩa là A bị cấm làm việc Y

    Bạn cần phải hiểu ý mình muốn bàn luận sâu hơn 01 tý vào chỗ đó.

    (Có nghĩa điều 13 Luật Doanh Nghiệp hiện chưa làm rõ việc cấm này)

     

    Nếu bạn là cơ quan ĐKKD mà luật chỉ cho phép pháp nhân làm thành viên, DNTN không phải là pháp nhân thì căn cứ vào đâu bạn cho phép DNTN được góp vốn vào làm thành viên của CTY TNHH; Công chức, cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/02/2014)
  • #310691   23/02/2014

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Lại một lần nữa thấy nguyên tắc này. Hiện Hiến pháp chưa ghi nhận nên vấn đề tranh luận này vẫn chưa ngã ngũ.

    Riêng vấn đề chủ topic nêu ra mình trả lời như sau:

    Đúng là công dân được làm những gì PL ko cấm. Nhưng ko có nghĩ công dân được làm sai với những gì pháp luật quy định.

    Trong tình huống này. Luật đã quy định Quyền thành lập DN thuộc về: A, B, C.

    Bạn so sánh cho mình 2 quy định này xem khác nhau ko nhé:

    1. Quyền thành lập DN thuộc về A, B, C.

    2. Cấm các đối tượng ngoài A, B, C thành lập DN

     

    Nguyên tắc được làm những gì pháp luật ko cấm chỉ nên hiểu là những gì pháp luật chưa quy định thi công dân có thể được làm.

    Thân

     

    Ps: hungmaiusa

    Quyền kinh doanh và đăng ký kinh doanh là của những đối tượng có quyền đó.

    Cơ quan ĐKKD có nghĩa vụ giúp đỡ đối tượng trên thực hiện quyền của mình.

    Việc cơ quan ĐKKD chỉ được làm những gì pháp luật cho phép là đúng, nhưng pháp luật ở đây là những quy định về quyền của họ. Ví dụ: Cơ quan ĐKKD có quyền A, B, C. Tức là ngoài những quyền đấy cơ quan ĐKKD ko có quyền gì khác.

    Lưu ý là quyền mà chủ topic nói đến là quyền của đối tượng ĐKKD, quyền này khác hoàn toàn với quyền của Cơ quan ĐKKD.

     

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 23/02/2014 08:44:10 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/02/2014)
  • #310874   24/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    kajnodo92 viết:

     

    Ps: hungmaiusa

    Quyền kinh doanh và đăng ký kinh doanh là của những đối tượng có quyền đó.

    Cơ quan ĐKKD có nghĩa vụ giúp đỡ đối tượng trên thực hiện quyền của mình.

    Việc cơ quan ĐKKD chỉ được làm những gì pháp luật cho phép là đúng, nhưng pháp luật ở đây là những quy định về quyền của họ. Ví dụ: Cơ quan ĐKKD có quyền A, B, C. Tức là ngoài những quyền đấy cơ quan ĐKKD ko có quyền gì khác.

    Lưu ý là quyền mà chủ topic nói đến là quyền của đối tượng ĐKKD, quyền này khác hoàn toàn với quyền của Cơ quan ĐKKD.

     

    Câu mà bạn viết nhắn cho tôi quá khó hiểu nên tôi không thể có ý kiến "Ví dụ: Cơ quan ĐKKD có quyền A, B, C. Tức là ngoài những quyền đấy cơ quan ĐKKD ko có quyền gì khác." là ý gì vậy bạn ? Câu này có vẽ vô nghĩa quá !

    "Việc cơ quan ĐKKD chỉ được làm những gì pháp luật cho phép là đúng, nhưng pháp luật ở đây là những quy định về quyền của họ." là không đúng : không phải là nhưng quy định về quyền mà là "quyền và ngĩa vụ"

    Lưu ý là quyền mà chủ topic nói đến là quyền của đối tượng ĐKKD, quyền này khác hoàn toàn với quyền của Cơ quan ĐKKD.

    Câu này tôi cũng không hiểu bạn nói gì luôn !

     
    Báo quản trị |