thành ủy thành phố hồ chí minh là 1 cơ quan nhà nuoc' ??

Chủ đề   RSS   
  • #298786 23/11/2013

    haohoakieuky

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 681
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 3 lần


    thành ủy thành phố hồ chí minh là 1 cơ quan nhà nuoc' ??

    Cho mình hỏi : 1. thành ủy tphcm  là 1 cơ quan nhà nước. đúng hay sai ? giải thích

    2. VBQPPL cuả VN chỉ có hiệu lực với cá nhân tổ chức trên lãnh thổ VN . Đúng or sai ? giải thích

    3. Tổ bảo vệ khách sạn lấy trộm 2 triệu đồng của khách , tòa án nhân dân tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ. đúng hay sai? giải thích

     

     
    10689 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #298801   23/11/2013

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    1.thành ủy là 1 tổ chức chính trị chứ ko phải là cơ quan nhà nước nha bạn.

    2. Hiệu lực của văn bản dựa vào phạm vi lãnh thổ và yếu tố quốc tịch, nếu là quốc tịch việt nam thì có ở đâu cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

    3. Cảnh cáo là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện bởi các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu được thực hiện tại tòa thì hành vi này vi phạm pháp luật hình sự, mà hình thức xử lý vi phạm pháp luật hình sự không có biện pháp cảnh cáo, nên sai nha.

    ps: Những câu này tương đối dễ, tại do bạn lười suy nghĩ nên mới không làm được. Ráng động não và tìm hiểu xíu nha bạn, đừng có cái gì cũng đem lên hỏi.

    Thân

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #298855   23/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn.

     1. thành ủy tphcm  là 1 cơ quan nhà nước. đúng hay sai ? giải thích

    Đảng là một tố chức chính trị

    2. VBQPPL cuả VN chỉ có hiệu lực với cá nhân tổ chức trên lãnh thổ VN . Đúng or sai ? giải thích.

    Không đúng. Nêu có quy định trong VBVPPL là có hiệu lực đối ngoài lãnh thổ  thì có hiệu lực. ví dụ Luật hình sự. 

    3. Tổ bảo vệ khách sạn lấy trộm 2 triệu đồng của khách , tòa án nhân dân tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ. đúng hay sai? giải thích

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Sai. vì tuyên không đúng khung hình phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #298985   24/11/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    1/ Câu 1: 

    Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không phải là một cơ quan Nhà nước. 

    Bởi vì cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng Nhà nước. Cơ quan Nhà nước được phân thành ba hệ thống, đó là hệ thống các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Trong đó:

    Hệ thống các cơ quan lập pháp là các cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm Quốc hội và các hội đồng địa phương.

    Hệ thống các cơ quan hành pháp là các cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương.

    Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.

    Đặc trưng cơ bản nhất của các cơ quan Nhà nước là có quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ, chức năng Nhà nước và thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không phải là cơ quan thuộc 3 hệ thống các cơ quan trên, cũng không có các đặc trưng trên nên không phải là cơ quan Nhà nước.

    2/ Câu 3:

    - Chào takeshilaw!

    Câu này SAI, nhưng lý do không phải như bạn nêu là "hình thức xử lý vi phạm pháp luật hình sự không có biện pháp cảnh cáo". Bởi vì hình phạt cảnh cáo là hình phạt đầu tiên được quy định trong BLHS (điểm a khoản 1 Điều 28 và Điều 29).

    - Chào ngocloan1990

    Lý do Tòa án SAI cũng không phải như bạn nêu là "vì tuyên không đúng khung hình phạt". Bởi vì tuy khoản 1 Điều 138 BLHS không quy định hình phạt cảnh cáo. Nhưng Tòa án vẫn có quyền tuyên một người phạm tội "Trộm cắp tài sản" theo khoản 1 Điều 138 BLHS bằng hình phạt cảnh cáo. Cơ sở pháp lý của vấn đề này là quy định của Điều 47 BLHS:

    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

    Cái SAI của Tòa án ở câu 3 nó nằm ngày trong dữ kiện được đưa ra, đó là "Tòa án nhân dân tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ". Luật hình sự Việt Nam quy định nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, theo đó thì hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân con người cụ thể, chứ không áp dụng đối với cơ quan, tổ chức hay một nhóm đối tượng nào đó. Vì vậy Tòa án chỉ có thể tuyên phạt cảnh cáo đối với từng cá nhân trong tổ bảo vệ chứ không có quyền tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ.

    Vấn đề là không biết chủ tpic  có cung cấp thông tin đúng nguyên văn câu hỏi không? Nếu là "Tòa án tuyên phạt cảnh cáo đói với các cá nhân trong tổ bảo vệ" thì Tòa án đúng. Còn nếu tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ thì Tòa án sai.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (24/11/2013) haohoakieuky (25/11/2013) legalconsult (26/11/2013)
  • #299114   25/11/2013

    haohoakieuky
    haohoakieuky

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 681
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 3 lần


     

    BachThanhDC viết:

     

    ...

    Cái SAI của Tòa án ở câu 3 nó nằm ngày trong dữ kiện được đưa ra, đó là "Tòa án nhân dân tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ". Luật hình sự Việt Nam quy định nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, theo đó thì hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân con người cụ thể, chứ không áp dụng đối với cơ quan, tổ chức hay một nhóm đối tượng nào đó. Vì vậy Tòa án chỉ có thể tuyên phạt cảnh cáo đối với từng cá nhân trong tổ bảo vệ chứ không có quyền tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ.

    Vấn đề là không biết chủ tpic  có cung cấp thông tin đúng nguyên văn câu hỏi không? Nếu là "Tòa án tuyên phạt cảnh cáo đói với các cá nhân trong tổ bảo vệ" thì Tòa án đúng. Còn nếu tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ thì Tòa án sai.

    Trân trọng!

     

    Vâng !! Câu hỏi là '' TAND tuyên phạt cảnh cáo tổ bảo vệ'' . Vấn đề mình cần hỏi là nằm ở tổ bảo vệ . Hình thức phạt cảnh cáo vẫn có trong hình phạt chính của LHS. Cụ thể nếu nói cảnh cáo là chỗ sai ...vậy giả sử theo điều 138 có hình phạt cảnh cáo thì ko lẽ câu này đúng àh.? Câu này vẫn sai ở chỗ tổ bảo vệ.  Mac dù mình đã xem đi xem lại đối tượng điều chỉnh của LHS nhưng vẫn ko biết vì sao nó sai. Cám ơn bạn rất rất nhiều !!

     

    Thân !!

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 25/11/2013 12:48:23 CH cắt bớt trích dẫn. Cập nhật bởi haohoakieuky ngày 25/11/2013 10:01:36 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #298990   24/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn BachthanhDC

    Tôi thừa nhận về nhận xét sâu sắc của bạn ở ý là luật hình sự chỉ điều chỉnh cá nhân phạm tôi chứ không phải là tổ chức"tổ bảo vệ".

    Tuy nhiên, nếu tình tiết giảm nhẹ không nêu trong bài tập thì phải coi như không có, giống như tình tiết tăng nặng không có. :'(

    Nếu bạn là thầy tôi mà chấm như vậy thì chắc chắn tôi sẽ khiếu nại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #298999   24/11/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Khà khà..., bạn cũng hài hước phết. Thầy giáo to quyền lắm nha, dễ mà khiếu nại bị bác như chơi. Cứ nhìn cái cách thầy ra câu hỏi ất ơ ất ưởng đến thế thì biết 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (24/11/2013)
  • #299123   25/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn.

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

    1.    Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

     

    Như vậy,Theo luật hình sự hiện hành Tôi phạm trước hết là một “hành vi” trái pháp luật (làm một điều mà pháp luật không cho phép hoặc không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm.) Chỉ có cá nhân mới có năng lực hành vi, pháp nhân (cơ quan, tổ chức) không có năng lực hành vi. Cá nhân phải là người đủ độ tuổi nhất định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #299130   25/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    ngocloan1990 viết:

    Chào bạn.

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

    1.    Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

     

    Như vậy,Theo luật hình sự hiện hành Tôi phạm trước hết là một “hành vi” trái pháp luật (làm một điều mà pháp luật không cho phép hoặc không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm.) Chỉ có cá nhân mới có năng lực hành vi, pháp nhân (cơ quan, tổ chức) không có năng lực hành vi. Cá nhân phải là người đủ độ tuổi nhất định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.

     

    Đoạn bị gạch chân không chuẩn nhé. Pháp nhân vẫn có năng lực hành vi. Vấn đề nằm ở chữ "người" được in đậm. Trong pháp luật hình sự VN thì từ "người" được hiểu là một "con người sinh học" theo nghĩa được hiểu phổ biến, không phải là người, tổ chức pháp lý.

    Một số luật khác của VN thì từ người đôi khi lại được dùng để chỉ cả con người sinh học và tổ chức pháp lý. Nói chung thuật ngữ pháp lý VN hiện tại cũng không chuẩn lắm, tốt nhất là bộ luật hình sự nên có thêm phần định nghĩa cho các thuật ngữ quan trọng, như một số luật khác. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #299146   25/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn Unjustice.

    Đây là nhận định hơi lạ .:(

    Bạn có thể giải thích căn cứ là "người" có thể là tổ chức hay không ?  Pháp nhân chỉ có năng lực pháp luật, không có năng lực hành vi.

    Theo luật hình sự :

    Điều 48. Người bị tạm giữ

    1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

    Điều 49. Bị can

    1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.

    Điều 50. Bị cáo

    1.     Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

    2.     Điều 51. Người bị hại

    1. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.

     

    Điều 52. Nguyên đơn dân sự

    1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Điều 53. Bị đơn dân sự

    1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

    Như vậy, khi nói đến "người" là nói đến cá nhân mà ! Khi nói đến pháp nhân thì không dùng người mà là “ cơ quan, tổ chức”

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 25/11/2013 11:23:28 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    legalconsult (26/11/2013)
  • #299158   25/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Bạn xem Luật chứng khoán định nghĩa về "người có liên quan" sẽ thấy từ người được sử dụng ở đây không chỉ bó hẹp là con người sinh học cụ thể mà bao gồm cả tổ chức.

    Còn nếu pháp nhân chỉ có năng lực pháp luật (cái mà pháp luật cho phép làm) mà không có năng lực hành vi thì làm sao thực hiện được cái mà pháp luật cho phép làm đó. 

    Dĩ nhiên trong pháp luật hình sự thì quy định hiện tại không xem các hành vi của pháp nhân là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ví dụ như hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.

    Luật không xem xét truy cứu trách nhiệm khác với không có năng lực hành vi. Chưa chuẩn là ở chỗ đó. 

    Thân. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #299263   25/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạnUnjustice.

    Bạn xem Luật chứng khoán định nghĩa về "người có liên quan" sẽ thấy từ người được sử dụng ở đây không chỉ bó hẹp là con người sinh học cụ thể mà bao gồm cả tổ chức.

    Không chỉ luật chứng khoán mà cả luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng cũng có quy định về người có liên quan ; Nhưng rỏ hơn là luật tố tụng hành chính, tố tụng dân sự cũng nói rỏ "người khởi kiện", "người bị kiện" là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nhưng luật hình sự thì không quy định như vậy.  

     

    Còn nếu pháp nhân chỉ có năng lực pháp luật (cái mà pháp luật cho phép làm) mà không có năng lực hành vi thì làm sao thực hiện được cái mà pháp luật cho phép làm đó. 

    Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

    1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

    Như vậy có thể hiểu là nếu có năng lực hành vi thì phải tự mình thực hiện các giao dịch; Nếu bị tâm thần hoặc không thể nhận thức thì là mất năng lực hành vi. 
    Bạn phải chứng minh được là cơ quan, tổ chức đó không "bị tâm thần" và "nhận thức","làm chủ" được hành vi của mình thì tôi phải thừa nhận là bạn đúng.

    Do pháp nhân không có năng lực hành vi nên trước khi được thành lập (xin giấy phép) thì phải cử người đại diện theo pháp luật (cử người giám hộ trước khi cấp giấy khai sinh)

     

    Dĩ nhiên trong pháp luật hình sự thì quy định hiện tại không xem các hành vi của pháp nhân là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ví dụ như hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.

     Luật không xem xét truy cứu trách nhiệm khác với không có năng lực hành vi. Chưa chuẩn là ở chỗ đó. 

    Trong khi trả lời câu hỏi thì bạn BachthanhDC nói là đáp án là "sai vì luật không xử phạt hình sự các chủ thể là cơ quan, tổ chức chứ không phải là vì không có năng lực hành vi (dù bản thân nó không có năng lực hành vi thì sau này sẽ vẫn bị xử lý):'(

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    legalconsult (26/11/2013)
  • #299343   26/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà,

    Cái đoạn định nghĩa về năng lực hành vi (dân sự) mà bạn đưa ra là của cá nhân (tức là của con người sinh học). Còn của pháp nhân (hay tổ chức) thì nhà làm luật VN chưa đưa ra quan điểm rõ ràng trong luật đâu. Tuy nhiên để mình chứng minh cho bạn thấy tổ chức phải có năng lực hành vi chứ không phải không như bạn nói.

    Xét về logic tự nhiên, đúng là tổ chức làm sao có thể tự mình làm việc gì được, nó phải thông qua ai đó trong tổ chức để thực hiện "mong muốn" của mình chứ. Nên từ đó dẫn đến cách hiểu là tổ chức không có năng lực hành vi, nhưng có năng lực pháp lý (hiển nhiên rồi), giống như một đứa trẻ hay người tâm thần cần có người đại diện, hay giám hộ.  

    Nhưng nếu áp dụng logic tự nhiên vào đây thì sẽ có rất nhiều vướng mắc về mặt pháp lý sẽ không giải quyết được.

    Thứ nhất, chắc chắn các nhà làm luật không mong muốn tạo ra những đứa trẻ hay những người mắc bệnh tâm thần để tham gia vào một trong các hoạt động quan trọng nhất trong xã hội (sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp). Bởi vì nó sẽ gây ra rủi ro pháp lý rất lớn khi giao dịch với các đối tượng này, khi có sự không thống nhất giữa ý chí người đại diện và mong muốn của tổ chức.

    Thứ hai, nếu không có năng lực hành vi thì tổ chức, doanh nghiệp chẳng phải chịu trách nhiệm gì cả (kể cả trách nhiệm hình sự, hành chính, lẫn dân sự), vì đây là điều kiện cơ bản khi áp dụng trách nhiệm. Người ta chỉ có thể áp dụng trách nhiệm cho cha mẹ, người giám hộ chứ chẳng thể áp dụng trách nhiệm cho đứa trẻ, người tâm thần . Điều này mâu thuẫn trầm trọng với các quy định về xử phạt hành chính, đòi bồi thường trách nhiệm dân sự....trong đó áp dụng cho cả các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức. 

    Từ đó dẫn đến cách hiểu thứ hai, phù hợp với logic pháp lý hơn là tổ chức, doanh nghiệp phải có năng lực hành vi. Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hành vi của mình thông qua người đại diện theo pháp luật (là chủ yếu) và các cá nhân khác trong tổ chức của mình tổ chức phải chịu trách nhiệm cho hành vi của người đại diện theo pháp luật và các cá nhân trong tổ chức, chứ không phải ngược lại đâu nhé

    Ví dụ cho bạn dễ hiểu, nhân viên một ngân hàng biển thủ tiền trong tài khoản của khách hàng. Rõ ràng ngân hàng không hề ủy quyền hoặc giao cho nhân viên làm việc đó. Nếu ngân hàng không có năng lực hành vi thì làm sao có thể truy đòi ngân hàng bồi thường khoản tiền đó cho khách hàng được.

    Tóm lại nhà làm luật cần mạnh dạn ghi vào trong luật rằng tổ chức, pháp nhân có năng lực hành vi và thực hiện hành vi thông qua người đại diện theo pháp luật và các cá nhân khác trong tổ chức của mình. Tổ chức pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi của người đại diện theo pháp luật, cá nhân trong tổ chức như là hành vi của chính mình.

    Với cách hiểu như thế thì mình vẫn cho rằng luật chưa xem xét trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, pháp nhân (mặc dù đã áp dụng trách nhiệm hành chính, dân sự).

    Rất vui được trao đổi với bạn một vấn đề mà trong các trường đại học còn đang tranh cãi.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    legalconsult (26/11/2013) ngocloan1990 (26/11/2013)